Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2021 - Mã đề 111 - Trường THPT Đông Hà (Có đáp án)

Câu 5. Trong những năm 1939 – 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương thực hiện việc tạm gác khẩu hiệu “cách mạng
ruộng đất” nhằm
A. tập trung mọi nguồn lực cách mạng để giải quyết vấn đề dân tộc.
B. lôi kéo tư sản, trung – tiểu địa chủ tham gia cách mạng.
C. tập hợp rộng rãi các lực lượng trong mặt trận dân tộc thống nhất.
D. phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù để tiến tới đánh đổ chúng.
Câu 6. Nghị quyết Hội nghị (11 - 1939), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã đánh dấu
bước chuyển hướng quan trọng chỉ đạo cách mạng là
A. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. B. chống phát xít, chống chiến tranh.
C. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. D. đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa
pdf 9 trang Bảo Ngọc 09/01/2024 3040
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2021 - Mã đề 111 - Trường THPT Đông Hà (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_lich_su_nam_2021_ma_de_111_tr.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2021 - Mã đề 111 - Trường THPT Đông Hà (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 TRƯỜNG THPT ĐÔNG HÀ Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn: Lịch sử (Đề thi có 04 Trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Mã đề: 111 Câu 1. Trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, cách đánh nào được bộ đội ta sử dụng phổ biến? A. Đánh du kích, phục kích. B. Đánh tập trung quy mô lớn. C. Đánh điểm, diệt viện. D. Đánh công sự kiên cố. Câu 2. Sự khác biệt căn bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, khu vực Mĩ La-tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới. B. Lãnh đạo phong trào đấu tranh ở châu Phi là giai cấp vô sản, Mĩ La-tinh là giai cấp tư sản dân tộc. C. Hình thức đấu tranh ở Châu Phi chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang, Mĩ La-tinh là đấu tranh chính trị. D. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩ La-tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ. Câu 3. Sự ra đời của “học thuyết Phucưđa” được coi như là mốc đánh dấu A. sự xác lập liên minh Mĩ - Nhật. B. sự trở về châu Á của Nhật Bản. C. sự xác lập mối quan hệ Nhật Bản - Tây Âu. D. Nhật Bản trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Câu 4. “Một tấc không đi, một li không rời” là quyết tâm của đồng bào miền Nam Việt Nam trong A. Cuộc đấu tranh yêu cầu Mỹ thi hành hiệp định Giơnevơ 1954. B. Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960). C. Cuộc đấu tranh chống và phá ấp chiến lược (1961 – 1965). D. Cuộc đấu tranh yêu cầu Mỹ rút quân về nước (1965 – 1968). Câu 5. Trong những năm 1939 – 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương thực hiện việc tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” nhằm A. tập trung mọi nguồn lực cách mạng để giải quyết vấn đề dân tộc. B. lôi kéo tư sản, trung – tiểu địa chủ tham gia cách mạng. C. tập hợp rộng rãi các lực lượng trong mặt trận dân tộc thống nhất. D. phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù để tiến tới đánh đổ chúng. Câu 6. Nghị quyết Hội nghị (11 - 1939), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng chỉ đạo cách mạng là A. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. B. chống phát xít, chống chiến tranh. C. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. D. đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa Câu 7. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939 - 1945 là A. lật đổ chế độ phản động thuộc địa, cải thiện dân sinh. B. lật đổ chế độ phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày. C. đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ. D. đánh đuổi đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc. Câu 8. Năm 1936, ở Việt Nam các Ủy ban hành động được thành lập nhằm mục đích gì ? A. Lập ra các Hội Ái hữu thay cho Công hội đỏ, Nông hội đỏ. B. Chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa giành chính quyền. C. Biểu dương lực lượng khi đón phái viên của Chính phủ Pháp. D. Thu thập “dân nguyện” tiến tới Đông Dương Đại hội. Câu 9. Hội nghị toàn quốc của Đảng Công sản Đông Dương diễn ra ở Tân Trào (Tuyên Quang) từ ngày 14 – 15/8/1945 đã A. tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước của Đảng. B. đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. C. thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và ban bố lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. D. quyết định những vấn đề quan trọng về đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền. Câu 10. Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam và cách mạng Tháng Mười ở Nga năm 1917 có điểm giống nhau nào sau đây? Trang 1/4 – Mã đề 111
  2. B. phong trào công nhân với phong trào yêu nước. C. chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước. D. chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân. Câu 23. Định ước Henxinki là biểu hiện xu thế hòa hoãn giữa các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa vì lí do nào dưới đây? A. Tạo cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu. B. Tạo cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh thế giới. C. Giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh châu Á. D. Giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị châu Âu. Câu 24. Trong thời kì 1954 - 1975, đâu là một trong các nguyên nhân trực tiếp Việt Nam trở thành nơi diễn ra sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”? A. Nhân dân thế giới và phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam đánh thắng tư bản Mĩ. B. Hiệp định Giơnevơ chia Việt Nam thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. C. Cuộc đối đầu giữa Đông - Tây và sự chi phối của cục diện thế giới hai cực, hai phe. D. Vì độc lập, hòa bình và thống nhất, Việt Nam quyết đương đầu với thế lực xâm lược. Câu 25. Cơ sở nào để Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam cuối năm 1974 đầu năm 1975? A. Sự suy yếu của chính quyền Sài Gòn. B. Sự lớn mạnh của quân Giải phóng miền Nam. C. Khả năng quay trở lại hạn chế của Mĩ. D. So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng. Câu 26. Cả hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 – 1914) và (1919 - 1929) đều A. làm nảy sinh khuynh hướng bạo động trong cuộc giải phóng dân tộc. B. làm nảy sinh khuynh hướng cải cách trong cuộc vận động giải phóng. C. bổ sung thêm các lực lượng yêu nước mới có tính cách mạng triệt để. D. tạo nên cơ sở thuận lợi cho khuynh hướng cứu nước mới hoạt động. Câu 27. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam đều A. đánh dấu chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. B. quy định về khu vực tập kết, thời gian chuyển quân, phạm vi chiếm đóng. C. là văn bản pháp lý công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. D. phản ánh đầy đủ những thắng lợi của quân và dân ta trên chiến trường. Câu 28. Nguyên nhân nào quyết định đến việc Nguyễn Ái Quốc xác định con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản? A. Do tác động của thời đại mới. B. Do yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc. C. Do thiên tài trí tuệ, nhãn quan chính trị sắc bén của Nguyễn Ái Quốc. D. Do đi theo con đường của các bậc tiền bối. Câu 29. Mục tiêu trực tiếp, trước mắt của Đảng Cộng sản Việt Nam khi đề ra và thực hiện đường lối đổi mới từ tháng 12 - 1986 là A. bước đầu khắc phục hậu quả của chiến tranh. B. xóa bỏ dần cơ chế quản lí quan liêu bao cấp. C. sớm hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất. D. đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Câu 30. Biện pháp cơ bản được Mĩ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh ở niềm Nam Việt Nam (1961-1973) là A. tiến hành chiến tranh tổng lực B. sử dụng quân đội Đồng minh C. ra sức chiếm đất, giành dân D. sử dụng quân đội Mĩ làm nòng cốt Câu 31. Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa Cách mạng tháng Tám (1945) với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương. C. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc. D. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân. Câu 32. Tại sao sau gần 40 năm (1858-1896) Thực dân Pháp mới thiết lập được nền thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam? Trang 3/4 – Mã đề 111
  3. Môn: Lịch sử (Đề thi có 04 Trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Mã đề: 112 Câu 1. Thắng lợi nào đã đánh dấu bước ngoặt chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam? A. Tổng tấn công Tết Mậu Thân (1968). B. Chiến dịch Tây Nguyên (1975). C. Chiến thắng Phước Long (1975). D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (1975). Câu 2. Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam và cách mạng Tháng Mười ở Nga năm 1917 có điểm giống nhau nào sau đây? A. Giải phóng các dân tộc bị áp bức. B. Góp phần chống chủ nghĩa phát xít. C. Xóa bỏ các giai cấp bóc lột. D. Thành lập nhà nước công nông binh. Câu 3. Đầu năm 1945, vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra trước các cường quốc Đồng minh là A. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. B. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. C. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. D. Thành lập Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Câu 4. Để thúc đẩy sự phát triển của cao trào “Kháng Nhật cứu nước” (1945) ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra khẩu hiệu A. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian”. B. “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”. C. “Giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công”. D. “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”. Câu 5. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã tạo bước ngoặt căn bản cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta trên mặt trận ngoại giao vì A. làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược. B. buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc. C. buộc Mĩ phải đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. D. giáng một đòn nặng nề vào chính quyền Sài Gòn, khả năng can thiệp của Mĩ rất hạn chế. Câu 6. Trong những năm 1926 - 1929, chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá mạnh mẽ vào Việt Nam chủ yếu là do A. hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. B. tác động tích cực từ Quốc tế cộng sản. C. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân Việt Nam. D. sự phát triển của phong trào “Vô sản hóa” năm 1928. Câu 7. Trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, cách đánh nào được bộ đội ta sử dụng phổ biến? A. Đánh du kích, phục kích. B. Đánh tập trung quy mô lớn. C. Đánh điểm, diệt viện. D. Đánh công sự kiên cố. Câu 8. Sự khác biệt căn bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, khu vực Mĩ La-tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới. B. Lãnh đạo phong trào đấu tranh ở châu Phi là giai cấp vô sản, Mĩ La-tinh là giai cấp tư sản dân tộc. C. Hình thức đấu tranh ở Châu Phi chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang, Mĩ La-tinh là đấu tranh chính trị. D. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩ La-tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ. Câu 9. Sự ra đời của “học thuyết Phucưđa” được coi như là mốc đánh dấu A. sự xác lập liên minh Mĩ - Nhật. B. sự trở về châu Á của Nhật Bản. C. sự xác lập mối quan hệ Nhật Bản - Tây Âu. D. Nhật Bản trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Câu 10. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới diễn ra đầu tiên ở khu vực nào? A. Đông Bắc Á. B. Bắc Phi. C. Mĩ Latinh. D. Đông Nam Á. Câu 11. Trong những năm 1939 – 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương thực hiện việc tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” nhằm A. tập trung mọi nguồn lực cách mạng để giải quyết vấn đề dân tộc. B. lôi kéo tư sản, trung – tiểu địa chủ tham gia cách mạng. Trang 5/4 – Mã đề 111