Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 3 môn Lịch sử - Mã đề 132 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Kèm đáp án)

Câu 7: Nội dung nào dưới đây phản ánh điểm tương đồng trong tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
và Phan Bội Châu?
A. Xác định đúng bạn và thù của cách mạng.
B. Chủ trương tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài.
C. Đề cao nhiệm vụ đánh đổ đế quốc, giành độc lập.
D. Đề cao sức mạnh của khối liên minh công – nông.
Câu 8: Một trong những mục tiêu của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Biên giới thu đông (1950) là
A. Tiêu hao một phần sinh lực địch. B. Bảo vệ cơ quan đầu não.
C. Tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. D. Giải phóng vùng Tây Bắc.
pdf 4 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 2100
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 3 môn Lịch sử - Mã đề 132 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_3_mon_lich_su_ma_de_132_nam_h.pdf
  • pdfsu-dapanthithutnl3.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 3 môn Lịch sử - Mã đề 132 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Kèm đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI TỐT NGHIỆP THTP NĂM 2022 TRƯỜNG THPT Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI CHUYÊN NGUYỄN TRÃI Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Ngày thi: 23 + 24/04/2022 Mã đề thi: 132 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Mã số: Câu 1: Mĩ đưa quân viễn chinh vào tham chiến ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1965 – 1968 nhằm thực hiện âm mưu gì? A. Trực tiếp xâm lược và thống trị Việt Nam. B. Chứng minh sức mạnh của quân đội Mĩ. C. Giành lại thế chủ động trên chiến trường. D. Mở rộng chiến tranh ra cả Đông Dương. Câu 2: Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản (1929) có ý nghĩa như thế nào với cách mạng Việt Nam? A. Làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ. B. Là sự chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của chính đảng vô sản. C. Đánh dấu sự thắng thế hoàn toàn của khuynh hướng vô sản. D. Đưa giai cấp công nhân lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng. Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh chủ yếu phát triển theo khuynh hướng A. vô sản. B. tư sản. C. phong kiến. D. cải lương. Câu 4: Sự kiện lịch sử thế giới nào dưới đây không ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945 ở Việt Nam? A. Phát xít Đức tấn công nước Pháp. B. Mặt trận Đồng minh chống phát xít ra đời. C. Nhật thực hiện chính sách “trở về châu Á”. D. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Câu 5: Trong thời kì Chiến tranh lạnh, quốc gia nào dưới đây thi hành chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập? A. Liên Xô. B. Ấn Độ. C. Nhật Bản. D. Hoa Kì. Câu 6: Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xác định vấn đề cấp bách cần giải quyết là A. giặc đói. B. giặc dốt. C. khó khăn tài chính. D. thù trong giặc ngoài. Câu 7: Nội dung nào dưới đây phản ánh điểm tương đồng trong tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và Phan Bội Châu? A. Xác định đúng bạn và thù của cách mạng. B. Chủ trương tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài. C. Đề cao nhiệm vụ đánh đổ đế quốc, giành độc lập. D. Đề cao sức mạnh của khối liên minh công – nông. Câu 8: Một trong những mục tiêu của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Biên giới thu đông (1950) là A. Tiêu hao một phần sinh lực địch. B. Bảo vệ cơ quan đầu não. C. Tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. D. Giải phóng vùng Tây Bắc. Câu 9: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, biến chuyển nào của tình hình thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ ở Việt Nam? A. Các thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức, Italia và Nhật Bản. B. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa. C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh. D. Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền ở Pháp. Trang 1/4 - Mã đề thi 132
  2. Câu 20: Lực lượng xã hội nào khởi xướng cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX? A. Liên minh công – nông. B. Giai cấp tư sản dân tộc. C. Sĩ phu yêu nước tư sản hóa. D. Giai cấp tư sản, tiểu tư sản. Câu 21: Mục tiêu chính của quân dân Việt Nam trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954 là A. khai thông con đường liên lạc quốc tế. B. buộc Pháp phải phân tán lực lượng. C. giành lại thế chủ động trên chiến trường. D. giải phóng đất đai, mở rộng vùng tự do. Câu 22: Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực là một biểu hiện của A. xu thế hòa hoãn Đông - Tây. B. cách mạng công nghệ 4.0. C. xu thế khu vực hóa. D. xu thế toàn cầu hóa. Câu 23: Một trong những thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) của đế quốc Mĩ là A. Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân. B. chiến thắng Bình Giã. C. chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. D. chiến thắng Ấp Bắc. Câu 24: Ý nào sau đây phản ánh không đúng nội dung của Hiệp định Pari năm 1973 vềViệt Nam? A. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị. B. Hoa Kì phải rút toàn bộ quân đội viễn chinh và quân đội đồng minh. C. Hoa Kì công nhận độc lập, chủ quyền của ba nước Đông Dương. D. Hoa Kì cam kết góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam. Câu 25: Khi Chiến tranh thế giới hai bùng nổ, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương đã thi hành chính sách A. “Cộng sản thời chiến”. B. “Kinh tế mới”. C. “Láng giềng thân thiện”. D. “Kinh tế chỉ huy”. Câu 26: Vào thập niên cuối của thế kỉ XX, Liên bang Nga phải đối mặt với một trong những thách thức về đối nội là A. sự tranh chấp giữa các đảng phái. B. sự lạnh nhạt của các nước phương Tây. C. sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội. D. âm mưu thiết lập trật tự đơn cực của Mĩ. Câu 27: Nội dung nào dưới đây không phải ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng. B. Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương lên cầm quyền. C. Góp phần vào chiến thắng phát xít trong Chiến tranh thế giới hai. D. Buộc Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Câu 28: Năm 1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt đã thống nhất thành A. Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào. B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. C. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. D. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam. Câu 29: Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nước Mĩ thực hiện sách lược hòa hoãn với Liên Xô và Trung Quốc để A. chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc. B. tập trung giải quyết hậu quả của khủng hoảng năng lượng. C. thích nghi làn sóng toàn cầu hóa đang lan nhanh khắp thế giới. D. chấm dứt Chiến tranh lạnh và chuyển sang hợp tác, đối thoại. Câu 30: Một trong những đóng góp của hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với phong trào yêu nước Việt Nam nửa sau những năm 20 của thế kỉ XX là A. thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân. B. chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang. C. xây dựng và củng cố khối liên minh công – nông. D. dự đoán thời cơ và phát động tổng khởi nghĩa. Trang 3/4 - Mã đề thi 132