Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 2 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Có đáp án)

Câu 2. Trong đoạn thơ sau, hình ảnh lá được miêu tả ở những mùa nào của năm?
Tôi đã đọc đời mình trên lá
người nâng niu lộc biếc mùa xuân
người hóng mát dưới trưa mùa hạ
người gom về đốt lửa sưởi mùa đông
pdf 8 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 2360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 2 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_2_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_20.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 2 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN II – NĂM HỌC 2022-2023 NGUYỄN TRÃI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi gồm 02 phần, 02 trang I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau : Tôi đã đọc đời mình trên lá người nâng niu lộc biếc mùa xuân người hóng mát dưới trưa mùa hạ người gom về đốt lửa sưởi mùa đông Tôi đã đọc đời mình trên lá lúc non tơ óng ánh bình minh lúc rách nát gió vò, bão quật lúc cao xanh, lúc về đất vô hình Tôi đã đọc đời mình trên lá có thể khổng lồ, có thể bé li ti dẫu tồn tại một giây vẫn tươi niềm kiêu hãnh đã sinh ra chẳng sợ thử thách gì. (Nguyễn Minh Khiêm, Đọc đời mình trên lá, tạp chí Văn nghệ quân đội số 916, tháng 5/2019, tr.31) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Trong đoạn thơ sau, hình ảnh lá được miêu tả ở những mùa nào của năm? Tôi đã đọc đời mình trên lá người nâng niu lộc biếc mùa xuân người hóng mát dưới trưa mùa hạ người gom về đốt lửa sưởi mùa đông Câu 3. Nêu nội dung của những dòng thơ sau: Tôi đã đọc đời mình trên lá lúc non tơ óng ánh bình minh 1
  2. SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN II – NĂM HỌC 2022-2023 NGUYỄN TRÃI MÔN: NGỮ VĂN ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC Đáp án gồm 05 trang Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC-HIỂU 3.0 1 Thể thơ: tự do 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời đúng thể thơ “tự do”: không cho điểm - Trong khổ thơ, hình ảnh lá được miêu tả ở các thời điểm: mùa xuân, mùa hạ, mùa 0,75 đông Hướng dẫn chấm: 2 - Học sinh chỉ ra được ba mùa: 0,75 điểm - Học sinh chỉ ra được hai mùa: 0,5 điểm - Học sinh chỉ ra được một mùa: 0,25 điểm - Học sinh không chỉ ra mùa nào: không cho điểm. - Nội dung của những dòng thơ: + Cuộc đời của một chiếc lá từ lúc non tơ đẹp đẽ, lúc rách nát vì trải qua gió bão, lúc vươn tới cao xanh và cuối cùng là lúc rơi xuống đất. + Đó cũng là những hình ảnh ẩn dụ cho những chặng đường trong cuộc đời của một con người, từ lúc trẻ trung, lúc trải qua những thử thách khắc nghiệt, lúc vươn tới 3 thành công và cuối cùng là lúc từ biệt cõi đời. 1,0 Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 2 ý: 1,0 điểm - Học sinh nêu được 1 ý : 0,5 điểm - Học sinh không nêu được ý nào: không cho điểm Nhận xét về hình ảnh con người được thể hiện qua bài thơ: - Con người khi đã trải qua nhiều sóng gió thăng trầm sẽ thấu hiểu những quy luật của cuộc đời. 4 - Vững vàng, kiên cường trước những biến cố, sẵn sàng đối mặt và vượt qua mọi thử 0,5 thách để sống một cuộc đời đẹp đẽ, có ý nghĩa. Hướng dẫn chấm: - Học sinh bày tỏ rõ ràng, thuyết phục: 0,5 điểm 3
  3. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau về nội dung: * Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân, tác phẩm “Vợ nhặt” và vị trí đoạn trích 0,5 - Kim Lân là nhà văn của người nông dân và nông thôn Việt Nam. - Tiền thân của truyện ngắn “Vợ nhặt” là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 nhưng sau đó dang dở và mất bản thảo. Sau hòa bình lập lại, năm 1954, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ viết nên truyện ngắn “Vợ nhặt”. Tác phẩm này được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962) - Đoạn trích và các nhân vật: Trong cảnh đói khát quay quắt, Tràng - một thanh niên xấu xí, nghèo khổ, hơi ngờ nghệch, lại là dân ngụ cư - đã “nhặt” được vợ. Đoạn trích miêu tả bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới của gia đình Tràng. Trong đoạn trích này, nhà văn đã miêu tả diễn biến tâm trạng của cả ba nhân vật: Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Phân tích đoạn trích 2,5 Số phận bi thảm của người nông dân trong nạn đói: 0,5 - Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới giữa những ngày đói thật thảm hại: + Giữa cái mẹt rách chỉ có “lùm rau chuối thái rối”, “niêu cháo lõng bõng” ăn với “muối”. “Niêu cháo lõng bõng” nghĩa là nước nhiều hơn cái, ăn cho gọi là có bữa, để cầm hơi chứ không thể no bụng được. + Món ăn sau đó còn cay đắng hơn. Cháo loãng cũng chỉ được lưng lưng hai bát, sau đó mọi người ăn cháo cám. Cảm giác của cả ba người đều là “đắng chát và nghẹn bứ” trong cổ họng, không sao nuốt nổi. Nó chứng tỏ thân phận thảm hại của con người trong nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu. + Theo lời bà cụ Tứ thì xóm ngụ cư “khối nhà còn chả có cám mà ăn”. Nghĩa là, nhiều nhà gia cảnh còn khốn cùng, kiệt quệ hơn cả gia đình Tràng. Họ đã bị dồn đuổi đến bước đường cùng. - Hạnh phúc vừa mới nhen lên của đôi vợ chồng trẻ đã phải đối mặt với bao lo âu, tủi hờn. Không khí gia đình có lúc chùng xuống, mọi người tránh nhìn mặt nhau, không ai nói với ai câu gì. => Họ phải đối mặt với cái đói thê thảm và cận kề bên bờ vực của cái chết, bị đẩy vào cảnh khốn cùng. Phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trong nạn đói 1,25 5
  4. - Giọng điệu linh hoạt, giàu sắc thái biểu cảm 0,25 *Đánh giá Đoạn trích phản ánh tình cảnh thê thảm, khốn cùng của người nông dân Việt Nam trong nạn đói 1945; đồng thời khẳng định: dù đứng trên bờ vực của cái chết, họ vẫn luôn hướng về sự sống, hi vọng vào tương lai, biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,5 điểm. - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75 điểm 0,5 * Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn thể hiện trong đoạn trích - Tư tưởng nhân đạo xuất phát từ tình yêu thương con người, nhất là những con người nhỏ bé, đau khổ. - Biểu hiện: + Kim Lân đã bày tỏ nỗi xót thương, đồng cảm với số phận bất hạnh của người nông dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945. Họ bị dồn vào bước đường cùng, cận kề cái chết. + Lên án, tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy người dân Việt Nam vào cảnh cùng đường. + Phát hiện, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của người lao động: bà cụ Tứ là người mẹ quê mùa, chất phác, cuộc đời nhiều khổ đau, cơ cực nhưng có tấm lòng nhân hậu, bao dung, Tràng có tình thương người, niềm khát khao hạnh phúc, người vợ nhặt là người phụ nữ hiền hậu, đúng mực + Hướng con người tới một ngày mai tươi sáng: chính tình người và hạnh phúc gia đình đã thắp lên cho những con người trong cảnh khốn cùng niềm hi vọng vào tương lai. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0,25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; Có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5 TỔNG ĐIỂM 10,0 Lưu ý chung: 1. Người chấm bám sát đáp án song cần có cái nhìn tổng quát về bài làm của học sinh để tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu trong đáp án và lập luận phải chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, lưu loát. 3. Có thể cho điểm khích lệ với những bài viết ý không có trong đáp án nhưng hợp lí, thuyết phục. 4. Với câu 2 phần Làm văn, không cho điểm cao nếu học sinh không tập trung vào vấn đề mà chỉ cảm nhận, phân tích chung chung cả đoạn văn. 5. Cần trừ điểm với lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả Người soạn đề: Nguyễn Thị Hoàng Hải Người phản biện: Bùi Đình Nhiễu 7