Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 2 môn Ngữ văn năm 2022 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị (Có đáp án)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, những nguyên nhân nào khiến con người hay thiếu trách nhiệm?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ cú pháp trong các câu sau: “Tôi bị cám dỗ vì xã hội có quá nhiều thứ xấu xa. Tôi học tệ vì thầy cô, vì tôi không đủ điều kiện. Tôi vượt đèn đỏ vì hoàn cảnh bắt buộc. Tôi xấu xa thế này là bởi gia đình”.

pdf 6 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 4040
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 2 môn Ngữ văn năm 2022 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_2_mon_ngu_van_nam_2022_truong.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 2 môn Ngữ văn năm 2022 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị (Có đáp án)

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 2 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 02 trang) Họ và tên thí sinh: Số báo danh: I. ĐỌC- HIỂU: (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Giả sử nếu một ngày đẹp trời nào đó, tinh thần trách nhiệm của loài người bị mất đi, hãy hình dung một viễn cảnh của xã hội: Con người không biết mình sống để làm gì. Sống lang thang, bơ vơ, vô định. Tất nhiên lúc đó không còn là sống mà chỉ là tồn tại. Con người sẽ vui chơi ăn uống vô độ, hủy hoại sức khỏe bản thân. Con người sẽ chây lười, chẳng làm gì để giữ gìn bản thân. Thiếu tính trách nhiệm, con người đánh mất chính mình. [ ] Vì sao ta thiếu trách nhiệm? Trách nhiệm đồng nghĩa với nguy cơ mình bị tổn thất một điều gì đó. Nếu nói dối, làm sai, gây hại thì khi nhận trách nhiệm về mình, bạn sẽ bị tổn thất danh dự, tổn thất thời gian khắc phục, tổn thất niềm tin, mất chức, phải bồi thường hoặc chịu một hình phạt nào đó. Không ai muốn mình phải tổn thất, vì thế nhu cầu an toàn trong mỗi con người khiến họ tìm cách trốn tránh trách nhiệm cá nhân và đùn đẩy nó cho người khác mà tốt nhất là cho tập thể. Vì tập thể sai thì có nghĩa là không ai sai cả, hoặc cái sai đó sẽ được chan đều và tất nhiên trách nhiệm của mình sẽ nhẹ đi đáng kể. Tôi phạm luật vì ai cũng làm như thế cả, tôi không làm thì sẽ bị thua thiệt. Tôi không có mục đích sống vì chẳng ai cho tôi mục đích. Tôi bị cám dỗ vì xã hội có quá nhiều thứ xấu xa. Tôi học tệ vì thầy cô, vì tôi không đủ điều kiện. Tôi vượt đèn đỏ vì hoàn cảnh bắt buộc. Tôi xấu xa thế này là bởi gia đình Hãy đánh thức trách nhiệm với bản thân mình – với gia đình – với xã hội bắt đầu bằng cảm xúc xấu hổ và hành động tự nhận lỗi về mình trước khi đùn đẩy. Hiện tại, điều gì đang khiến chúng ta xấu hổ với chính mình? Điều gì khiến chúng ta hổ thẹn với gia đình và xã hội? (Trích Sống trách nhiệm - Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, những nguyên nhân nào khiến con người hay thiếu trách nhiệm? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ cú pháp trong các câu sau: “Tôi bị cám dỗ vì xã hội có quá nhiều thứ xấu xa. Tôi học tệ vì thầy cô, vì tôi không đủ điều kiện. Tôi vượt đèn đỏ vì hoàn cảnh bắt buộc. Tôi xấu xa thế này là bởi gia đình”. Câu 4. Từ quan điểm của tác giả: “Thiếu tính trách nhiệm, con người sẽ đánh mất chính mình”, anh/ chị rút ra bài học gì cho bản thân? II. LÀM VĂN: (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về tinh thần trách nhiệm của bản thân trong cuộc sống. Câu 2. (5.0 điểm) “ Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.
  2. SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 2 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM Bài thi: NGỮ VĂN (Đáp án - thang điểm gồm có 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt: nghị luận 0,75 2 - Những nguyên nhân khiến con người sống thiếu trách nhiệm: 0,75 + Trách nhiệm đồng nghĩa với nguy cơ mình bị tổn thất một điều gì đó. + Nếu nói dối, làm sai, gây hại thì khi nhận trách nhiệm về mình, bạn sẽ bị tổn thất danh dự, tổn thất thời gian khắc phục, tổn thất niềm tin, mất chức, phải bồi thường hoặc chịu một hình phạt nào đó. + Nêu đúng 2 ý: 0,75 điểm + Nêu đúng 1 ý: 0,5 điểm 3 - Biện pháp tu từ cú pháp: Lặp cấu trúc/ Lặp cú pháp: 0,5 điểm 1,0 - Tác dụng: 0,5 điểm + Giúp cho lời văn hài hòa, nhịp nhàng, bổ sung cho nhau. + Nhấn mạnh thái độ sống không có trách nhiệm, luôn đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi cho hoàn cảnh. 4 - Khi thiếu trách nhiệm, con người sẽ không biết mình sống để làm gì, 0,5 thiếu mục đích sống, con người sống buông thả, không giữ gìn bản thân. - Dám nhận trách nhiệm về mình, dám nhận sai và sửa sai. Vì hành vi này sẽ giúp chính chúng ta trở nên cao thượng, có một cuộc sống tốt đẹp. Chúng ta, xin đừng trốn tránh lỗi lầm của bản thân, hãy chân thành, trách nhiệm trong mọi hành động của bạn. Bởi vì có như vậy, bạn mới có một phẩm chất đạo đức tốt đẹp + Nêu đúng 2 ý: 0,5 điểm. + Nêu đúng 1 ý: 0,25 điểm II LÀM VĂN 7,0 1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một 2,0 đoạn văn (khoảng 200 chữ) về tinh thần trách nhiệm của bản thân trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống. Có thể tập trung vào các nội dung: Giải thích: Tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống là tích cực và tự 0,25 giác thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động làm những việc cần làm, không né tránh hay thờ ơ hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Biểu hiện: Trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội 0,5 Vai trò, ý nghĩa của sống có trách nhiệm - Là động lực vượt qua khó khăn, gian nan, nâng cao kỹ năng sống. - Hoàn thành tốt các công việc và nhiệm vụ được giao.
  3. + Những đêm đầu Mị thổi lửa hơ tay, tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện, kể cả lúc ra sưởi lửa, bị A Sử đánh ngã xuống bếp, hôm sau Mị vẫn thản nhiên ra sưởi lửa như đêm trước. + Khi trong nhà đã ngủ yên, Mị tìm đến bếp lửa. Đối với Mị, nếu không có bếp lửa ấy, cô sẽ chết héo. Bếp lửa là người bạn tâm sự duy nhất của Mị trong những đêm mùa đông giá lạnh của rẻo cao Tây Bắc. * Diễn biến tâm trạng, hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ – Trong đêm tình mùa xuân, sức sống trong Mị tuy đã trỗi dậy nhưng không đủ để Mị cứu mình. Phải đến đêm cắt trói cứu A Phủ sức sống tiềm tàng ấy mới thực sự được thức tỉnh. – Tâm trạng của Mị khi nhìn thấy A Phủ bị trói: + Những đêm đầu Mị thổi lửa hơ tay. Tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện, kể cả lúc ra sưởi lửa, bị A Sử đánh ngã xuống bếp, đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước. + Chính nhờ ngọn lửa, đêm ấy, Mị trông sang A Phủ và nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Dòng nước mắt ấy khiến Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải đứng trói thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không lau đi được. + Thương người cùng cảnh ngộ, Mị phảng phất nghĩ gần nghĩ xa: Cơ chừng này thì chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì còn biết đợi ngày rũ xương ở đây mà thôi Người kia việc gì phải chết thế? – Tình thương lớn hơn cái chết: Mị xót xa cho A Phủ như xót xa cho chính bản thân mình. Mị thương cho A Phủ không đáng phải chết. Cô cũng sợ nếu mình cởi trói cho chàng trai ấy, bố con Pá Tra biết được sẽ trói thay vào đấy và lại phải chết trên cái cọc ấy Tình thương ở Mị đã lớn hơn cả sự chết, khiến cô đi đến hành động cắt đây, cởi trói cho A Phủ. – Từ cứu người đến cứu mình: Khi cởi trói cho A Phủ xong, Mị đứng lặng trong bóng tối. Song, chính ngay lúc ấy, trong lòng người đàn bà khốn khổ kia mọi chuyện diễn ra rất nhanh. Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Vì ở đây thì chết mất. => Đây không phải là hành động mang tính bản năng. Mị giải thoát cho A Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình. Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền. * Đánh giá nghệ thuật – Tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn – Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật tài tình 0,5 – Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, có cá tính – Ngôn ngữ sinh động, sáng tạo, giàu tính tạo hình – Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn *Nhận xét về giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm qua đoạn trích. - Truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" thể hiện niềm thương cảm sâu sắc, chân thành của nhà văn dành cho những con người bị áp bức bóc lột. + Nhân vật Mị và A Phủ trong truyện là hiện thân cho những con người 0,5 có số phận đau khổ, bị áp bức bóc lột, bất công. - Tác phẩm là bản cáo trạng đanh thép tố cáo giai cấp thống trị miền núi trước ách áp bức, bóc lột của thống lí: