Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Linh (Có đáp án)
Câu 3. Nêu nội dung của ba dòng thơ:
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
Câu 4. Nhận xét vẻ đẹp của hình tượng người lính thời kì chống Mĩ được thể hiện trong đoạn thơ
trên?
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
Câu 4. Nhận xét vẻ đẹp của hình tượng người lính thời kì chống Mĩ được thể hiện trong đoạn thơ
trên?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Linh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_1_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_20.pdf
Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Linh (Có đáp án)
- SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 NĂM 2023 TRƯỜNG THPT VĨNH LINH Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề có 02 trang) I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Chúng tôi không mệt đâu Nhưng cỏ sắc mà ấm quá! Tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ một cánh chim mảnh như nét vẽ Nhiều đổi thay như một thoáng mây Khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó Ngậm im lìm một cọng cỏ may Những dấu chân lùi lại phía sau Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất Mười tám hai mươi sắc như cỏ Dày như cỏ Yêu mến và mãnh liệt như cỏ Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên Hơn một điều bất chợt Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc) Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc? Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em (Trích Trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh mà tác giả dùng để so sánh với đặc điểm của tuổi mười tám, hai mươi trong các dòng thơ dưới đây: Những dấu chân lùi lại phía sau Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất Mười tám hai mươi sắc như cỏ Dày như cỏ Yêu mến và mãnh liệt như cỏ Câu 3. Nêu nội dung của ba dòng thơ: Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc) Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc? Câu 4. Nhận xét vẻ đẹp của hình tượng người lính thời kì chống Mĩ được thể hiện trong đoạn thơ trên? 1
- SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 NĂM 2023 TRƯỜNG THPT VĨNH LINH Hướng dẫn chấm bài thi: NGỮ VĂN Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu (3,0 điểm) 1 - Thể thơ: tự do 0,75 đ Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời đúng: không cho điểm 2 Những hình ảnh mà tác giả dùng để so sánh với đặc điểm của tuổi mười 0,75 đ tám, hai mươi trong các dòng thơ: "Sắc như cỏ", "Dày như cỏ", "Yêu mến và mãnh liệt như cỏ" Hướng dẫn chấm: - Học sinh chỉ ra được 03 ý: 0,75 điểm. - Học sinh chỉ ra được 02 ý: 0,5 điểm. - Học sinh chỉ ra được 01 ý: 0,25 điểm. 3 - Nội dung của ba dòng thơ: + Nêu cao tinh thần, trách nhiệm của mỗi công dân, đặc biệt là thế hệ trẻ 1,0 đ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: tự nguyện, sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ của mình để bảo vệ non sông đất nước. + Thái độ ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của những người lính thời kì chống Mĩ Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 02 ý: 1,0 điểm. - Học sinh nêu được 01 ý : 0,5 điểm. Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các từ ngữ/cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. 4 Nhận xét vẻ đẹp của hình tượng người lính thời kì chống Mĩ được 0,5 đ thể hiện trong đoạn trích: - Vẻ đẹp kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết, - Vẻ đẹp sẵn sàng chiến đấu và hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 02 ý: 0,5 điểm. - Học sinh nêu được 01 ý : 0,25 điểm. Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các từ ngữ/cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. II Làm văn (7,0 điểm) 1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa 2,0 đ của lối sống có trách nhiệm. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: 0,25 đ Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 đ Suy nghĩ về ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận: 1,0 đ Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách để làm rõ ý nghĩa của lối sống có trách
- tuổi trẻ, quyền được hạnh phúc, tự do; “A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau!”: ý thức được thân phận đau khổ của mình xuất phát từ cuộc hôn nhân gượng ép không tình yêu; “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra”: biểu hiện mãnh liệt nhất, dữ dội nhất của sự thức tỉnh lòng ham sống, lòng khát khao hạnh phúc. + Và Mị, đã có những hành động, không phải theo thói quen mà là hành động thức tỉnh: “Xắn mỡ bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”, “quấn lại tóc”, 0,25 đ “với lấy cái váy hoa”, “rút thêm cái áo” để chuẩn bị đi chơi, theo nhu cầu, khát vọng của bản thân. Mị đang vượt qua những ràng buộc để sống thật với con người mình, khao khát của mình. + Nhưng, A Sử về, chặn đứng khao khát của Mị. A Sử trói đứng Mị vào 0,5 đ cột nhà nhưng không thể trói được tâm hồn của Mị. Mị bị trói nhưng Mị vẫn “vùng bước đi”. Cái vùng bước đi ấy là cả một sức sống tiềm tàng trỗi dậy mãnh liệt. - Nghệ thuật: Nhà văn đặt nhân vật trong hoàn cảnh điển hình; chọn lọc những chi tiết đặc sắc; chú ý miêu tả, cắt nghĩa hợp lí, logic diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật; ngôn ngữ giản dị tinh tế, giàu chất thơ, mang đậm màu sắc miền núi - Đánh giá chung: + Tô Hoài đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Mị - điển hình cho người lao động miền núi Tây Bắc có số phận bất hạnh, tủi nhục, bi thảm dưới ách thống trị của bọn thực dân, chúa đất nhưng lại có sức sống tiềm tàng mãnh liệt với khát vọng hạnh phúc, tự do; góp phần làm nên giá trị nhân đạo của tác phẩm. + Nghệ thuật khắc hoạ tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đoạn trích góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Tô Hoài. Hướng dẫn chấm: - Phân tích, đánh giá đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm - Phân tích, đánh giá chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,25 điểm - 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, chưa rõ vấn đề, thiếu đánh giá: 1,5 điểm - 1,0 điểm. - Xác định không đúng vấn đề, lan man: 0,75 điểm - 0,25 điểm. * Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị được Tô Hoài khắc hoạ 0,5 đ trong đoạn trích. - Trong nghịch cảnh, Mị vẫn bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn với những khát khao tự do, hạnh phúc rất chính đáng. - Sức sống của Mị không hề bị tiêu diệt, mất đi mà tồn tại tiềm tàng, chỉ cần có cơ hội thì sức sống ấy trỗi dậy mãnh liệt (lấn át cả nỗi đau về thể xác, nỗi sợ hãi trước uy lực của cường quyền và thần quyền). Chính sức sống trỗi dậy trong đêm tình mùa xuân năm ấy trở thành tiền đề cho sự bừng tỉnh nhận thức và cháy bùng ngọn lửa giải thoát cho A Phủ, giải phóng bản thân cho chính nhân vật sau này. - Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị được khắc hoạ trong đoạn trích vừa mang nét đẹp truyền thống vừa có tính mới. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được 02- 03 ý: 0,5 điểm - Học sinh trình bày được 01 ý: 0,25 điểm -Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các từ ngữ/cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.