Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Có đáp án)

Câu 2 (0,5 điểm) Theo đoạn trích, mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” là gì?
Câu 3 (1,0 điểm) Việc trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì đối với lập luận của tác giả?
pdf 7 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 4920
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_1_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_20.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN I TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM 2020 - 2021 NGUYỄN TRÃI Bài thi: NGỮ VĂN Ngày thi: 10/1/2021 ĐỀ THI THỬ Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản dưới đây: Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình. Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời. Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện, J.K.Rowling, tác giả của “Harry Poter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nối tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”. Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công. (Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39, 40) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN I NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN NGỮ VĂN Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,5 2 Mặt tích cực của thất bại mà những người thành công 0,5 luôn dùng: coi thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân 3 Việc trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, 1,0 J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng đối với lập luận của tác giả: - Là dẫn chứng minh họa cho luận điểm: người thành công luôn dùng thất bại như một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. - Tăng sức thuyết phục cho lập luận của tác giả, khẳng định sự cần thiết của việc rút kinh nghiệm từ những lần thất bại. 4 - HS có thể đồng tình/ phản đối/ đồng tình một phần 1,0 + Đồng tình vì: Khi thất bại, con người càng khao khát thành công nên sẽ nỗ lực hành động hơn nữa. Ngoài ra, thất bại cũng giúp con người có được những bài học bổ ích để tăng khả năng thành công ở những lần sau. + Phản đối vì: Thất bại dễ tạo cảm giác chán nản, mất niềm tin vào bản thân và mọi người, không còn nhiệt tình và nỗ lực hành động nữa + Đồng tình một phần: kết hợp hai cách lí giải trên II LÀM VĂN 7,0 1 Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ 2,0 của bản thân về sự cần thiết phải biết chấp nhận thất bại trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, qui nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết phải 0,25 biết chấp nhận thất bại trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận 1,25 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để
  3. đáo, sở trường về thể tùy bút. Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” là kết quả của chuyến đi thực tế lên Tây Bắc năm 1958 của tác giả với mục đích phát hiện và ngợi ca “chất vàng” của thiên nhiên và “chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn người lao động”. Trong tùy bút này, tác giả đã tập trung khắc họa vẻ đẹp của hình tượng Sông Đà với hai nét tính cách đối lập nhau: hung bạo và trữ tình. Điều đó được thể hiện qua những đoạn văn miêu tả quang cảnh đôi bờ * Cảm nhận hình tượng Sông Đà trong hai đoạn trích 2,5 Đoạn văn 1: - Vị trí: nằm ở phần đầu đoạn trích, miêu tả tính cách 0,25 hung bạo của Sông Đà qua quang cảnh bờ sông. - Hung bạo của Sông Đà được gợi ra từ cảnh đá bờ sông 0,25 dựng vách thành thẳng đứng như bức tường thành che khuất ánh sáng nên “mặt sông lúc đúng ngọ mới có mặt trời”. - Lòng sông trở nên hẹp và sâu. Độ sâu đó được tác giả 0,25 ước lượng bằng thị giác: “nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách” và dùng một hình ảnh của cảm giác: “Ngồi trong khoang đò đèn điện”. Câu văn là kết quả của sự liên tưởng, so sánh độc đáo, bất ngờ. Qua đó khắc sâu ấn tượng về sự dữ dội của dòng sông và cảm giác ớn lạnh của lòng người trước sức mạnh tự nhiên. -> Đoạn văn thể hiện năng lực quan sát tinh tế, trí tưởng 0,25 tượng phong phú và ngôn từ giàu sức tạo hình của tác giả. Câu văn ngắn, ngắt nhịp và co duỗi linh hoạt. Đoạn văn 2: - Vị trí: nằm ở phần cuối đoạn trích, miêu tả vẻ đẹp trữ 0,25 tình của dòng sông qua cảnh vật đôi bờ. - Cảnh vật bên bờ sông mang vẻ đẹp của một sự sống mới 0,25 bắt đầu: non tơ, tinh khiết. Tác giả đã khéo chọn những hình ảnh gợi ra vẻ tươi non, mỡ màng của cỏ cây như: “cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp, đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm ”. Bức tranh khung cảnh thấm đẫm chất thơ và họa được vẽ bằng cả tâm hồn rộng mở với thiên nhiên. - Khung cảnh yên tĩnh như ngưng đọng thời gian để tác 0,25 giả nảy sinh những liên tưởng tới quá khứ: “Hình như từ
  4. diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM 10,0 Người duyệt đề: Người ra đề và soạn đáp án: 1. Nguyễn Thị Hoàng Hải Nguyễn Thị Thu Trang 2. Đinh Thị Ngọc Vân