Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2023 - Đề 1 (Có đáp án)

Câu 1. (Nhận biết) Chỉ ra tác hại của việc Mang theo những đồ dùng hơn mức cần thiết được nêu trong đoạn trích.(0.5 điểm)

Câu 2.(Thông hiểu) Theo tác giả, tại sao bất cứ ai khi mới chào đời đều là những người sống tối giản? (0.5 điểm)

pdf 15 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 3900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2023 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2023_de_1_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2023 - Đề 1 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ THPT NGỮ VĂN 2023 PHÁT TRIỂN TỪ ĐỀ MINH HỌA-ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU(3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Chẳng có ai từ khi sinh ra đã có tài sản, đồ đạc gì trong tay. Vậy nên bất cứ ai khi mới chào đời đều là những người sống tối giản. Cứ mỗi lần bạn sở hữu trong tay những đồ dùng hơn mức cần thiết là một lần bạn lấy mất tự do của chính mình. Giá trị bản thân chúng ta không đo bằng những đồ dùng mà chúng ta sở hữu. Những đồ dùng này chỉ cho chúng ta một chút cảm giác hạnh phúc nhất thời mà thôi. Mang theo những đồ dùng hơn mức cần thiết sẽ lấy hết thời gian, năng lượng của bạn. Khi nhận ra được điều đó, tức là bạn đã bắt đầu trở thành một người sống tối giản. (Nguồn: Internet) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. (Nhận biết) Chỉ ra tác hại của việc Mang theo những đồ dùng hơn mức cần thiết được nêu trong đoạn trích.(0.5 điểm) Câu 2.(Thông hiểu) Theo tác giả, tại sao bất cứ ai khi mới chào đời đều là những người sống tối giản? (0.5 điểm) Câu 3.(Vận dụng) Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến Giá trị bản thân chúng ta không đo bằng những đồ dùng mà chúng ta sở hữu? (1.0 điểm) Câu 4.(Vận dụng) Bài học ý nghĩa nhất anh/chị nhận được từ đoạn trích? (1.0 điểm) II.LÀM VĂN(7,0 điểm) Câu 1.(2,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về đức tính giản dị của con người .Câu 2.(5,0 điểm) Trong Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài viết: “Ngày Tết, Mị cũng uống rượu.Mị lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn người nhảy đồng, người hát. Nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước.Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng.Ngày trước Mị thổi sáo giỏi.Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo.Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị . Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả, Mị không biết.Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà.Mãi sau Mị mới đứng dậy. Nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà Mị từ từ bước vào buồng.Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra.Mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường. Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rơi rồi ” (Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 7-8) Anh/ chị hãy phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đoạn văn bản trên. Từ đó nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Tô Hoài. HẾT Trang 1
  2. chan hòa, thân ái Vậy vì sao con người lại phải giản dị? - Lối sống giản dị là một trong những đức tính tốt đẹp của dân tộc, ông cha ta thường nhắc nhở con cháu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.Tính giản dị rất cần thiết trong cuộc sống. - Giản dị giúp ta tiết kiệm thời gian, không mất thời gian vào những việc làm vô bổ, dành thời gian vào làm những việc có ích như học tập, chơi thể thao, tham gia các hoạt động xã hội, làm việc nhờ vậy mà thành công. - Người sống giản dị dễ dàng hòa nhập với mọi người xung quanh, nhờ vậy được mọi người yêu quý, từ đó xây dựng một cuộc sống tốt đẹp. Chứng minh: Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về sự giản dị để chúng ta noi theo. Ở Bác có sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống vô cùng giản dị. Sự giản dị của Bác không chỉ thể hiện ở cách ăn mặc mà thể hiện cả trong lời nói, trong quan hệ với mọi người. Nét đẹp ấy trong con người Bác thật khiến ta cảm phục 3. Bàn luận mở rộng - Phản đề:Giản dị mà một đức tính tốt đẹp của con người. Thế nhưng thật đáng buồn là trong cuộc sống hôm nay có rất nhiều người chạy theo lối sống xa hoa, lãng phí, đặc biệt có một số bạn trẻ chạy đua theo lối sống gấp, ăn chơi đua đòi Hiện tượng này thật đáng lên án. -Phân biệt: Tuy nhiên cũng cần phân biệt giản dị với lôi thôi, luộm thuộm, nhếch nhác. Giản dị là sống không xa hoa cầu kì, kiểu cách mà sống đơn giản phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình, môi trường xung quanh. Còn lôi thôi, luộm thuộm, nhếch nhác đi liền với sự bẩn thỉu, cẩu thả, tềnh toàng . Giản dị là tốt tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn phải ăn mặc đẹp, lịch sự, trang nhã để phù hợp với hoàn cảnh như đi hội nghị, lễ hội, dạ tiệc nếu không sẽ bị chê cười, bị lạc lõng 4. Bài học: - Mỗi con người chúng ta phải nhận thức rõ vai trò của đức tính giản dị trong cuộc sống. - Cần ra sức rèn luyện tính giản dị trong ăn mặc, trong đời sống hằng ngày đồng thời phải có bản lĩnh, nghị lực vượt qua mọi cám dỗ tầm thường. -Liên hệ: Là học sinh, trong môi trường học đường, chúng ta cần rèn lối sống giản dị để phù hợp với môi trường học đường từ đó hình thành cho mình những phẩm chất tốt đẹp cần có. d.Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn 0.25 đạt mới mẻ. 2 Câu 2: Nghị luận văn học a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.25 Mở bài nêu được vấn đề Thân bài triển khai được vấn đề Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.5 c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm MỞ BÀI: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học Trang 3
  3. bùng cháy. Rượu chính là chất men xúc tác để nhân vật có đủ sức mạnh và can đảm làm những việc mà khi tỉnh táo Mị không thể bởi bao áp chế đè nặng. Vì thế mới có những diễn biến đầy phức tạp trong tâm lí và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân. Có thể nói rượu và tiếng sáo chính là chất men say đánh thức phần đời đã mất, khơi dậy sức sống tiềm tàng vốn bị vùi chôn ở nơi sâu kín nhất trong tâm hồn của Mị. Mị lịm mặt ngồi đấy nhưng tâm hồn Mị đang hồi sinh. Sự hồi sinh trong tâm hồn đã dẫn đến hàng chuỗi các tâm trạng, hành động cả vô thức lẫn ý thức nhưng chứa đựng đầy sức sống của nhân vật. - ĐT “ực”: uống cay đắng, tủi nhục, uất hận 2. Lòng Mị sống lại những ngày trước khi còn trẻ Khi ngập mình trong hơi men nồng nàn, tha thiết, với tiếng sáo đang đang «văng vẳng gọi bạn đầu làng », lòng Mị đang sống về ngày trước, hồi tưởng lại mùa xuân tươi đẹp thời con gái. Từ láy văng vẳng âm thanh vừa thực – hư, thực tại – quá khứ ,nghệ thuật miêu tả đặc sắc : thân xác ở hiện tại nhưng tâm hồn ở quá khứ -> chuỗi hồi tưởng.Lượng câu văn giành cho ngày trước nhiều -Mị miên man trong quá khứ: Ngày ấy, Mị là người con gái xinh đẹp, tài hoa, yêu đời, chỉ cần một chiếc lá là “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”. Ngày ấy, Mị có “biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Những hồi ức thanh xuân tươi đẹp ấy sống dậy cho thấy Mị đã bắt đầu thức tỉnh, Mị đã ý thức được về sự tồn tại, về cuộc đời của mình. Mị như ý thức được mình đang sống giữa hai thế giới: quá khứ và hiện tại; tỉnh và say; hạnh phúc và bi kịch. Sức sống mãnh liệt đang trỗi dậy trong tâm hồn Mị và khát vọng sống như ngọn lửa đã làm bừng sáng lại tâm hồn Mị. Nhà văn Tô Hoài ở đây thực sự đã chứng tỏ sự am hiểu về tâm lí, tính cách của người dân vùng cao Tây Bắc. Tâm lí của Mị không chỉ có lí trí của một người tỉnh táo mà còn phải có sự chếnh choáng trong hơi men nồng nàn của rượu, trong kí ức của tiếng sáo năm xưa. Cũng như tâm lí của nhân vật Chí Phèo đang chơi vơi giữa hai bờ say, tỉnh của Nam Cao khi xách dao đến nhà Bá Kiến để đòi lương thiện. Tâm trạng lưỡng cực đầy tinh tế ấy của nhân vật «không phải người viết mà là thần viết». 3. Mị ý thức rằng mình vẫn còn trẻ Sự vượt lên hoàn cảnh của Mị diễn ra không hề dễ dàng. Tô Hoài đã rất tinh tế khi đặt nhân vật Mị vào sự giao tranh giữa một bên là sức sống tiềm tàng, một bên là ý thức về thân phận. Ngòi bút của nhà văn như hóa thân vào nhân vật, để nâng niu, để trân trọng những khát vọng của con người, đồng thời lại rất tỉnh táo, khách quan khi phân tích, mổ xẻ những ngóc ngách sâu kín trong tâm hồn nhân vật. Rượu tan, người về hết, Mị ngồi trơ một mình giữa nhà rồi Mị bước vào buồng, ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trắng trắng. Từ trơ thể hiện Mị đang một mình trơ trọi và hơn thế cảm xúc của Mị chai sạn. Căn buồng ấy chính là thực tại, là ngục thất giam cầm tuổi thanh xuân và hủy hoại hạnh phúc của Mị. Cái lỗ vuông mờ mờ trăng trắng kia vốn là những hình ảnh nhiều sức gợi, thể hiện Mị đã tê liệt đến mức quên cả ý niệm về không gian, thời gian. Nhưng giờ đây khát vọng sống và khát vọng hạnh phúc mãnh liệt khiến Mị có thể phá tan mọi gông cùm, áp chế. Để lúc này “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước”. Quá khứ và hiện tại như đan xen Trang 5
  4. của nhà văn Tô Hoài. Sự hồi sinh của tâm hồn nhân vật Mị được tác giả miêu tả tinh tế, phù hợp với tính cách của nhân vật. Nhà văn sử dụng khá nhiều những yếu tố bên ngoài tác động vào nhân vật, được miêu tả rất tự nhiên như mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn tình Sở trường phân tích tâm lí cho phép ngòi bút tác giả lách sâu vào những bí mật của đời sống nội tâm, phát hiện nét đẹp và nét riêng của tính cách. Trang văn trong đoạn trích đầy ắp chất thơ với ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, câu văn giàu tính tạo hình, biểu cảm cùng với tấm lòng nhân hậu, một tài năng phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy, Tô Hoài đã khám phá, diễn tả chiều sâu tâm hồn cùng những biến thái thăng trầm, gấp khúc, tuần tự và đột biết trong tâm trạng Mị. Ý nghĩa của đoạn trích Đoạn trích góp phần hoàn thiện chân dung nhân vật Mị. Dù nghèo khó, bị áp bức nhưng trong sâu thẳm tâm hồn vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt. Qua đó, nhà văn khám phá, trân trọng, ngợi ca những khao khát tình yêu, hạnh phúc của con người, thể hiện niềm tin vào sức sống của con người không bị hủy diệt. Đồng thời lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên cuộc sống con người. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị trong đoạn trích cũng như tác phẩm đã để lại trong lòng bao thế hệ bạn đọc một ấn tượng khó phai mờ, đã góp phần nêu bật giá trị nhân đạo của tác phẩm và khẳng định tên tuổi của nhà văn Tô Hoài. Yêu cầu 2: Nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Tô Hoài: 0,5 đ Trong đoạn văn, nhà văn Tô Hoài xây dựng nhân vật Mị với nhiều điểm nghệ thuật đặc sắc như: lối kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo, đặc biệt hành động và diễn biến tâm trạng của Mị được miệu tả, lí giải cụ thể, hợp lí. Đi sâu vào tâm lí nhân vật, Tô Hoài đã xây dựng nhân vật theo kiểu con người phân lập, có một cô Mị ở hiện tại và một cô Mị ở quá khứ hòa chung vào nhau. Hai con người ấy đan xen, khi tách ra khi hòa vào một tạo nên một nhân vật Mị hết sức sinh động, mới lạ. KẾT BÀI: - Kết luận lại vấn đề - Cảm nghĩ bản thân d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0,25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận; có cách diễn 0,5 dạt mới mẻ. Tổng điểm toàn bài (I + II) 10 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2023 Bài thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI THỬ Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I.ĐỌC HIỂU(3,0 điểm) Đọc đoạn trích: với những thằng con trai mười tám tuổi đất nước là nhịp tim có thể khác thường là một làn mây mỏng đến bâng khuâng Trang 7