Đề thi khảo sát Chuyên đề lần 3 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Có đáp án)
Câu 2: (0,5 điểm) Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì?
Câu 3: (1,0 điểm) Theo anh/chị, “suy nghĩ tích cực về thất bại” được hiểu là gì?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát Chuyên đề lần 3 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_khao_sat_chuyen_de_lan_3_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2.pdf
Nội dung text: Đề thi khảo sát Chuyên đề lần 3 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Có đáp án)
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN III TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12 (Đề thi gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề ——————— I. ĐỌC - HIỂU: (3,0 điểm) Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình. Tôi xin chia sẻ với các bạn câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời. Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện, J.K.Rowling, tác giả của “Harry Poter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nối tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”. Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công. (Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39, 40) Câu 1: (0,5 điểm) Chỉ ra mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” được nêu trong đoạn trích. Câu 2: (0,5 điểm) Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì? Câu 3: (1,0 điểm) Theo anh/chị, “suy nghĩ tích cực về thất bại” được hiểu là gì? Câu 4: (1,0 điểm) Anh/Chị có cho rằng trong cuộc sống thất bại “là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.” không? Vì sao ? II. LÀM VĂN: (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc- hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống ? Câu 2: (5,0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài hai lần miêu tả nhân vật Mị ở nhà thống lí Pá Tra: Lần thứ nhất “ Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày. 1
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT TRƯỜNG THPT CHẤT LƯỢNG LẦN III-NĂM HỌC 2020-2021 NGUYỄN VIẾT XUÂN MÔN: NGỮ VĂN 12 (Hướng dẫn chấm gồm: 03 trang) Câu Nội dung Điểm ĐỌC- HIỂU 3,0 1 Mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” được nêu 0,5 trong đoạn trích: - Những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. - Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình. 2 Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, 0,5 Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng: - Tăng sức thuyết phục đối với người đọc. - Khẳng định ai thành công cũng phải trải qua thất bại. Nhưng khi thất bại họ không gục ngã, bi quan mà luôn kiên trì cố gắng và họ đã thành công. 3 Suy nghĩ tích cực về thất bại” có thể hiểu là: Khi thất bại không nản lòng, 1,0 từ trong thất bại rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân. Coi thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân; là động lực tiếp thêm sức mạnh để vươn tới thành công. 4 HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến, miễn là lí giải hợp lí 1,0 thuyết phục. (Đồng tình/ không đồng tình: 0,25 điểm. Lí giải ý kiến hợp lí: 0,75 điểm) LÀM VĂN 7,0 1 Từ nội dung đoạn trích phần Đọc-hiểu, viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về 2,0 bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. Viết sai hình thức đoạn văn trừ 0,25 điểm. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Con người cần chấp nhận thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận: 1,0 Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: Con người cần chấp nhận thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống .Có thể theo hướng sau: * Giải thích - Thất bại: là hỏng việc, là không đạt được kết quả, mục đích như dự định; Thành công: là đạt được kế hoạch mục tiêu mình đã đề ra ban đầu. - Trong hành trình để đi đến thành công không tránh khỏi những vấp ngã, thất bại. Nhưng quan trọng nhất ta phải suy nghĩ tích cực về thất bại thì mới có thể thành công. 3
- Lần thứ hai: 0,75 -Đoạn văn làm nổi bật tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống tiềm tàng của Mị đã trỗi dậy. - Không khí đón tết rộn ràng ở Hồng Ngài và tiếng sáo gọi bạn tình đã đánh thức Mị, khiến cô hồi sinh. - Mị uống rượu say “Mị uống ực từng bát”. - Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”. Mị nghe thấy tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Mị thấy “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do. - Tinh thần phản kháng mạnh mẽ: Mị lấy miếng mỡ để thắp sáng lên căn phòng tối, nổi loạn muốn đi chơi chấm dứt sự tù đày. - Mị quấn tóc, lấy váy chuẩn bị đi chơi trước sự chứng kiến của A Sử, nhưng Mị không buồn quan tâm để ý đến hắn. - Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ. *Nghệ thuật: 0,5 - Nghệ thuật trần thuật kết hợp miêu tả hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, giọng văn trầm lắng. - Nghệ thuật xây dựng khắc họa hình tượng nhân vật độc đáo. - Ngôn ngữ và lời văn giàu tính tạo hình. - Nghệ thuật miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật đặc sắc. - Chất thơ, chất trữ tình thấm đựơm. * Nhận xét về sự thay đổi của nhân vật Mị qua hai lần miêu tả: 0,5 – Lần thứ nhất: Mị hiện lên là con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Mị cam chịu, chấp nhận kiếp sống ngựa trâu ở đó. Mị là nạn nhân tiêu biểu của ách áp bức cường quyền và thần quyền ở miền núi phía Bắc. Mị bị tê liệt ý thức sống. – Lần thứ hai: Mị đã thay đổi, ý thức sống, khát vọng sống trỗi dậy mạnh mẽ, đó là hệ quả tất yếu, có áp bức có đấu tranh. + Hành động “nổi loạn” của Mị cho thấy khát vọng sống trong Mị vẫn luôn âm ỉ, khi có cơ hội nó lại trỗi dậy mãnh liệt bất chấp ách áp bức bóc lột. + Qua việc miêu tả những hành động, cử chỉ cũng như những diễn biến tâm lí hết sức tinh tế đã cho thấy ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy của nhà văn tô Hoài. Đồng thời cũng thể hiện niềm tin, tấm lòng nhân đạo của tác giả vào sức sống của người phụ nữ nông thôn miền núi. *Đánh giá chung 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu e. Sáng tạo: 0,5 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. Hết 5