Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2023 - Đề 2 (Có đáp án)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Trong khổ thơ đầu, tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào để thể hiện sự đổi thay của cuộc sống.
Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Năm lửa cháy các anh đi dập lửa
Tin tương lai như chùm quả ngọt ngào
pdf 5 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 480
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2023 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2023_de_2_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2023 - Đề 2 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ THPT NGỮ VĂN 2023 PHÁT TRIỂN TỪ ĐỀ MINH HỌA-ĐỀ 2 I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản: Phủ Lý tháng hai Thị xã dựng những khung nhà mới Trên dãy tường đổ nát mùa đông A B C tiếng trẻ học vỡ lòng Cỏ trên những nấm mồ xanh nõn Lá ướt cây bàng lao xao chim hót Những mảnh bom của hai cuộc chiến tranh Han gỉ trong bùn Nhà xây chưa xong vôi vữa ngổn ngang Mẹ đã ngồi nhóm lửa Mấy năm rồi anh không về thị xã Chẳng còn đi trên dãy phố quen Dải đồi xa anh nằm lại một mình Chắc cỏ mọc như nơi này xanh nõn Tháng hai mưa có nở nhiều hoa tím Mảnh bom thù trong ngực buốt không anh? Phủ Lý chiều nay thoáng mưa xuân Bè bạn gặp nhau nhớ anh biết mấy Thuyền chở đá ngược dòng sông Đáy Nắng tắt dần trên những vạt buồm căng Như câu thơ anh viết nửa chừng Mai bưởi chín anh không về hái nữa Năm lửa cháy các anh đi dập lửa Tin tương lai như chùm quả ngọt ngào Dẫu không về chẳng khuất xa đâu Nấm mộ xuân sang phập phồng cỏ mát Trái tim anh vẫn đập dồn dưới đất Gửi lại mến thương hy vọng chờ mong Chúng tôi nào có thể sống dửng dưng Gió mạnh thổi ngoài ga giục giã Ánh sáng toả ra từ nụ cười em nhỏ Và chân trời như mắt anh trong (Lưu Quang Vũ, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, NXB Hội nhà văn, 2010) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. Trong khổ thơ đầu, tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào để thể hiện sự đổi thay của cuộc sống. Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Năm lửa cháy các anh đi dập lửa Tin tương lai như chùm quả ngọt ngào Câu 4. Suy nghĩ của anh/chị về hình tượng nhân vật “anh” được đề cập đến trong văn bản. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về giá trị của hòa bình. Câu 2. (5,0 điểm) Trang 1
  2. 4 - Hình tượng nhân vật “anh” được thể hiện trong bài thơ: người chiến sĩ đã dũng cảm 0,5 từ giã quê hương Phủ Lí, xa mẹ già ra đi chiến đấu với niềm tin vào tương lai tươi đẹp và đã anh dũng hi sinh, nằm lại nơi núi đồi xa xôi. - Hình tượng nhân vật “anh” đại diện cho cả một thế hệ đã sống và chiến đấu vì đất nước. Qua hình tượng, mỗi chúng ta càng thấm thía hơn giá trị của hòa bình, ý thức hơn trách nhiệm của bản thân với quê hương, đất nước. LÀM VĂN 7,0 1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về giá trị của hòa bình. 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 giá trị của hòa bình c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề Có thể theo hướng: - Hòa bình là điều kiện cần thiết để đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống của con người: hạnh phúc, ước mơ, tình yêu, niềm tin - Hòa bình giúp con người có thể cảm nhận trọn vẹn ý nghĩa, giá trị của cuộc sống; có điều kiện phát triển toàn diện II - Hòa bình là kết quả của quá trình đấu tranh gian khổ, của những hi sinh, mất mát không thể kể hết và chỉ trong hòa bình con người mới biết trân trọng những gì đang có, thêm động lực phấn đấu để có một cuộc sống tốt đẹp, bình yên cho hôm nay và mai sau. - Hòa bình là mơ ước của mọi đất nước, mọi cộng đồng cư dân trên thế giới bởi chỉ có sống trong hòa bình thì mới có thể phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội . d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Phân tích đoạn văn trong “Người lái đò Sông Đà”. Từ đó, nhận xét về phong cách 5,0 nghệ thuật của Nguyễn Tuân. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Phân tích đoạn trích; nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Trang 3
  3. *Nhận xét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân thể hiện qua đoạn trích. 0,5 - Đoạn trích đã thể hiện phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân. Nhà văn đã sử dụng trí tưởng tượng phong phú một cách rất tài tình và khéo léo để khắc họa lên hình tượng con sông Đà trữ tình từ nhiều góc nhìn: không gian, thời gian, tâm trạng. - Nghệ thuật nhân hoá, so sánh được nhà văn sử dụng tài tình, rất lôi cuốn, hấp dẫn. Mỗi so sánh về sông Đà của Nguyễn Tuân trong tác phẩm thực sự là một phát hiện sắc sảo, độc đáo về thiên nhiên Tây Bắc. - Việc sử dụng thể tùy bút pha chất bút kí với kết cấu phóng túng, câu văn dài, nghệ thuật dùng từ độc đáo đã in đậm cá tính sáng tạo của bậc thầy ngôn từ Nguyễn Tuân. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM 10 Hết Trang 5