Đề thi khảo sát chất lượng lần 3 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Có đáp án)

Câu 1. Trong văn bản, nhân vật trữ tình anh hiểu câu nói “Tồn tại hay không tồn tại” trong kịch
Sexpia là gì?
Câu 2. Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau:
Thời gian - đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau
Thời gian - đó là chiều dày những trang ta viết
pdf 5 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 1740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng lần 3 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_khao_sat_chat_luong_lan_3_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc.pdf

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng lần 3 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KSCL LẦN 3 NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN MÔN: NGỮ VĂN 12 (Đề thi gồm 02 trang) Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản: Kim đồng hồ tích tắc, tích tắc Hai tiếng động nhỏ bé kia Hơn mọi ầm ào gầm thét Là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người Đó là thời gian Nó báo hiệu mỗi giây phút đi qua không trở lại Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối Nhưng anh, anh chẳng sợ nó đâu Thời gian - đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau Thời gian - đó là chiều dày những trang ta viết Bây giờ anh mới hiểu hết câu nói trong kịch Sexpia: “Tồn tại hay không tồn tại” Không có nghĩa là sống hay không sống Mà là hành động hay không hành động Nhận thức hay không nhận thức Tác động vào cuộc đời hay quay lưng lại nó? Anh không băn khoăn mình có tài hay kém tài, thành công hay thất bại Chỉ day dứt một điều: Làm sao với những sự vật bình thường Những ngày tháng bình thường Như chiếc hộp con, như tờ lịch trên tường Ta biến thành con tàu, thành tấm vé Những ban mai lên đường. (Cho Quỳnh những ngày xa - Lưu Quang Vũ, NXB Hội nhà văn, 2010) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Trong văn bản, nhân vật trữ tình anh hiểu câu nói “Tồn tại hay không tồn tại” trong kịch Sexpia là gì? Câu 2. Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau: Thời gian - đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau Thời gian - đó là chiều dày những trang ta viết Câu 3. Nêu nội dung của hai dòng thơ sau: Ta biến thành con tàu, thành tấm vé Những ban mai lên đường. Câu 4. Nhận xét về lẽ sống của tác giả được thể hiện trong đoạn thơ trên. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Trang 1
  2. Phần Câu NỘI DUNG Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Nhân vật trữ tình anh hiểu câu nói “Tồn tại hay không tồn tại” là: hành 0,5 động hay không hành động, Nhận thức hay không nhận thức, Tác động vào cuộc đời hay quay lưng lại nó? (Học sinh kể được 2 đáp án trở lên cho điểm 0,5điểm) 2 Biện pháp tu từ là: điệp cấu trúc cú pháp Thời gian - đó là những 0,5 (HS không chỉ ra điệp chỗ nào thì chỉ cho điểm 0,25điểm) 3 Nội dung 2 dòng thơ: - Con tàu, tấm vé, ban mai lên đường: thể hiện khát vọng lên đường, 0,5 dấn thân, nhập cuộc. 0,5 - Đó là thái độ tích cực, sống hết mình với cuộc đời của nhà thơ. 4 Nhận xét về lẽ sống của tác giả trong đoạn trích: - Đoạn thơ là lời tuyên ngôn về lẽ sống: yêu thương và cống hiến; 0,5 hành động, nhận thức và làm chủ cuộc đời; chủ động dấn thân, nhập cuộc - Thái độ sống đúng đắn, tích cực của một trái tim yêu đời tha thiết; 0,5 chiến thắng nỗi sợ thời gian bằng lí tưởng sống nhiệt huyết. II LÀM VĂN 7,0 1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, viết một đoạn văn (khoảng 200 2,0 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề: sống là hành động. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song 0,25 hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sống là hành động. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập 1,0 luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Định hướng: - Sống là hành động thực chất là nói tới sự chủ động, năng động trong cuộc sống, nói tới sự linh hoạt nhập cuộc, trải nghiệm và đổi mới. - Lối sống hành động có ý nghĩa với cá nhân và xã hội: + Với cá nhân: làm chủ cuộc đời, nắm bắt được cơ hội, khẳng định được giá trị bản thân, thành công. Khắc phục thói quen và thái độ “há miệng chờ sung”, dựa dẫm, . + Với xã hội: thúc đẩy sự phát triển xã hội, theo kịp xu thế mới, - Phê phán những con người bảo thủ, trì trệ, ngại đón nhận cái mới, ỷ lại, sống trong cuộc đời tù đọng. - Bài học nhận thức và hành động: chuẩn bị tốt nhất về mọi mặt từ tinh thần đến kiến thức và các kỹ năng thiết yếu phù hợp với thời đại. Thay đổi tư duy và nhận thức và sẵn sàng hành động, (HS cần lấy dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề bàn luận) d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0,25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt 0,25 mới mẻ. Trang 3
  3. - Đánh giá chung: 0,5 + Nhà văn Kim Lân không chỉ nói lên sự sống mỏng manh của con người trước nạn đói khủng khiếp mà quan trọng hơn là đứng trên bờ vực của sự sống và cái chết vẻ đẹp của con người vẫn luôn tỏa rạng. Trong cái khốn cùng, thiếu thốn, đói nghèo con người vẫn dành cho nhau những tình cảm chân thành và đáng trân trọng nhất. “Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng”. (Hoài Việt) + Tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Kim Lân. * Liên hệ chi tiết cuối truyện và rút ra nhận xét: 0,5 - Chi tiết cuối truyện: Đám người đói và lá cờ đỏ trong óc Tràng vừa thể hiện chân thực nạn đói vừa cho thấy tín hiệu rõ rệt của cách mạng. Hé mở, dự báo tương lai tươi sáng của người nông dân. - Nhận xét cách nhìn cuộc sống và con người của nhà văn: + Cái nhìn tiến bộ của thế giới quan cách mạng: hiện thực cuộc sống luôn có sự vận động từ tăm tối, khốc liệt tới ánh sáng tương lai. + Cái nhìn giàu tình thương và nhân ái: trân trọng, nâng niu khát khao sống và khát vọng hạnh phúc của người nông dân. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 0,5 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM 10,0 Hết Trang 5