Đề thi đánh giá năng lực chuyên biệt môn Ngữ văn năm 2021 - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh

Câu 4. Nhận định nào sau đây đúng với tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng?

A. Tác phẩm tái hiện hình ảnh lãng mạn, bi tráng của người lính Tây Tiến.

B. Tác phẩm tái hiện hình ảnh chân chất, mộc mạc của người lính Tây Tiến.

C. Tác phẩm tái hiện hình ảnh người lính Tây Tiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

D. Tác phẩm tái hiện hình ảnh người lính Tây Tiến trên địa bàn miền Tây Nam Tổ quốc

pdf 4 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đánh giá năng lực chuyên biệt môn Ngữ văn năm 2021 - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_danh_gia_nang_luc_chuyen_biet_mon_ngu_van_nam_2021_tr.pdf

Nội dung text: Đề thi đánh giá năng lực chuyên biệt môn Ngữ văn năm 2021 - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT NĂM 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Bài thi: NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ MINH HỌA (Đề thi có 04 trang) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Câu 1. Truyện ngắn Chữ người tử tù của tác giả nào sau đây? A. Nam Cao B. Thạch Lam C. Nguyễn Tuân D. Vũ Trọng Phụng Câu 2. Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, yếu tố nào sau đây có tác dụng đánh thức sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị vào đêm tình mùa xuân? A. Gió và rét dữ dội B. Tiếng chân ngựa đạp vào vách C. Cảnh A Phủ bị trói D. Tiếng sáo gọi bạn Câu 3. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu không thể hiện nội dung nào sau đây? A. Sự chiêm nghiệm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời B. Khao khát của người nghệ sĩ về một tác phẩm nghệ thuật toàn bích C. Vai trò của người nghệ sĩ đối với việc phản ánh hiện thực đời sống D. Sự khám phá mang tính phát hiện về số phận con người sau chiến tranh Câu 4. Nhận định nào sau đây đúng với tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng? A. Tác phẩm tái hiện hình ảnh lãng mạn, bi tráng của người lính Tây Tiến. B. Tác phẩm tái hiện hình ảnh chân chất, mộc mạc của người lính Tây Tiến. C. Tác phẩm tái hiện hình ảnh người lính Tây Tiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ. D. Tác phẩm tái hiện hình ảnh người lính Tây Tiến trên địa bàn miền Tây Nam Tổ quốc. Câu 5. Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân thuộc thể loại nào? A. Kịch B. Truyện ngắn C. Tùy bút D. Tiểu thuyết Câu 6. Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.184-185 nhận định: “Những tác phẩm của thời hiện đại như Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Những đứa con trong gia đình, mở ra trước mắt người đọc bao hiểu biết phong phú về cuộc sống trên đất nước mình với nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chiến đấu, sản xuất đến phong tục, tập quán, hoàn cảnh địa lí, ” Nhận định trên đề cập đến giá trị nào của văn học? A. Giá trị giáo dục B. Giá trị nhận thức C. Giá trị thẩm mĩ D. Giá trị nhân đạo Trang 1/4
  2. Câu 14. Cho câu sau: Văn xuôi lôi cuốn người như dòng nước, đưa ta đi lần lượt, từ điểm này qua điểm khác. (Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.59) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn trên? A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nhân hóa D. So sánh Câu 15. Cho đoạn thơ: Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa. (Trích Đất nước, Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.125) Dòng nào sau đây nêu đúng tác dụng của phép điệp được sử dụng trong đoạn thơ trên? A. Thể hiện niềm vui của nhân vật trữ tình vì tìm thấy lý tưởng sống B. Thể hiện niềm vui vì ruộng đất về tay người lao động C. Thể hiện niềm tự hào khi được làm chủ đất nước D. Thể hiện tự hào vì đất nước bước vào thời kỳ đổi mới Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 16 đến 20 (1) Ánh sáng cho phép nhà thiên văn học nghiên cứu chuyển động của các thiên thể. Vì trên trời chẳng có gì là đứng yên. Lực hấp dẫn làm cho tất cả các cấu trúc của vũ trụ - như sao, thiên hà, đám thiên hà - hút lẫn nhau và “rơi” vào nhau. Chuyển động rơi này hòa vào chuyển động giãn nở chung của vũ trụ. Thực tế, Trái đất cũng tham gia vào một vũ điệu vũ trụ tuyệt vời. Nó mang chúng ta qua không gian với vận tốc khoảng ba chục kilômét mỗi giây trong chuyến chu du hàng năm quanh Mặt trời. Đến lượt mình, Mặt trời lại kéo theo Trái đất, và cùng với Trái đất là chúng ta, trong chuyến chu du của nó quanh trung tâm của Ngân hà, với vận tốc hai trăm ba mươi kilômét mỗi giây. Thế vẫn chưa hết: Ngân hà lại rơi với vận tốc chín mươi kilômét mỗi giây về phía thiên hà đồng hành với nó là Andromède. Đến lượt mình, cụm thiên hà địa phương chứa thiên hà của chúng ta và Andromède cũng lại rơi với vận tốc khoảng sáu trăm kilômét mỗi giây về đám Vierge, và đám này lại rơi vào một tập hợp lớn các thiên hà gọi là “Nhân hút Lớn”. Bầu trời tĩnh và bất động của Aristote đã chết hẳn! Trong vũ trụ, tất cả đều vô thường, đều thay đổi và chuyển hóa liên tục. Chúng ta không nhìn thấy sự náo động mãnh liệt này bởi vì các thiên thể ở quá xa, và cuộc sống của chúng ta quá ngắn ngủi. Một lần nữa, lại chính ánh sáng đã tiết lộ cho chúng ta sự vô thường này của vũ trụ. Ánh sáng thay đổi màu sắc khi nguồn sáng chuyển động so với người quan sát. Ánh sáng dịch chuyển về phía đỏ (các vạch hấp thụ dọc dịch chuyển về phía năng lượng nhỏ hơn) nếu vật tiến ra xa, và về phía xanh lam (các vạch hấp thụ dọc dịch chuyển về phía năng lượng cao hơn) nếu vật tiến lại gần. Bằng cách đo sự dịch chuyển về phía đỏ hay phía xanh này, nhà thiên văn học sẽ tái hiện được các chuyển động vũ trụ. Trang 3/4