Đề thi khảo sát chất lượng lần 1 môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 101 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Có đáp án)

Câu 14: Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng
của
A. các nước Đông Âu. B. Đức, Pháp và Nhật Bản.
C. Mĩ, Anh và Liên Xô. D. các nước phương Tây.
Câu 15: Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là
A. cục diện “Chiến tranh lạnh”. B. sự ra đời các khối quân sự đối lập.
C. xu thế toàn cầu hóa. D. sự hình thành các liên minh kinh tế.
Câu 16: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ trọng tâm

A. khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh.
B. thành lập và phát triển Hội đồng tương trợ kinh tế.
C. tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật cho CNXH.
D. củng cố, hoàn thiện hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội
pdf 5 trang Bảo Ngọc 09/01/2024 3360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng lần 1 môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 101 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_khao_sat_chat_luong_lan_1_mon_lich_su_lop_12_ma_de_10.pdf

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng lần 1 môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 101 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC ĐỀ THI KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN Môn thi: SỬ 12 Thời gian làm bài: 50 phút; Mã đề thi: 101 (40 câu trắc nghiệm) Câu 1: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân lực dồi dào. B. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. C. Áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật. D. Tập trung sản xuất và tư bản cao. Câu 2: Trước khi thực dân Pháp xâm lược (1858), Việt Nam là một quốc gia A. dân chủ, có chủ quyền. B. độc lập, có chủ quyền. C. độc lập trong Liên bang Đông Dương. D. tự do trong Liên bang Đông Dương. Câu 3: Chiến tranh thế giới thứ hai không diễn ra ở châu lục nào? A. Châu Âu. B. Châu Á. C. Châu Mĩ. D. Châu Phi. Câu 4: Những ngành công nghiệp nào của Liên Xô đứng đầu thế giới giai đoạn (1950 đến những năm 70)? A. Công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp điện hạt nhân. B. Công nghiệp nặng, chế tạo máy móc. C. Công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân. D. Công nghiệp quốc phòng, công nghiệp vũ trụ. Câu 5: Trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, khuynh hướng bạo động gắn liền với nhân vật tiêu biểu nào? A. Phan Bội Châu. B. Huỳnh Thúc Kháng. C. Phan Châu Trinh. D. Lương Văn Can. Câu 6: Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào A. hội nhập quốc tế. B. phát triển quốc phòng. C. phát triển kinh tế. D. ổn định chính trị. Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là yếu tố dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Muốn liên kết lại để hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn. B. Tác động của xu thế toàn cầu hóa. C. Nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển. D. Sự phát triển của xu thế liên kết khu vực trên thế giới. Câu 8: Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Mĩ. B. Liên Xô. C. Tây Âu. D. Nhật Bản. Câu 9: Nội dung nào không phải là quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2 – 1945)? A. Thoả thuận việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc. C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. D. Thành lập khối Đồng minh chống phát xít. Câu 10: Quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Việt Nam. B. Inđônêxia. C. Thái Lan. D. Lào. Câu 11: Sau chiến tranh thế giới thứ II, nhân dân Ấn Độ đấu tranh chống lại ách thống trị của thực dân A. Mĩ. B. Trung Hoa Dân quốc. Trang 1/4 - Mã đề thi 101 -
  2. C. Liên Xô và Mỹ kí Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược. D. Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. Câu 23: Một trong những mục đích của Mĩ khi thực hiện “Kế hoạch Macsan” sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. tập hợp các nước Tây Âu và liên minh quân sự chống Liên Xô. B. xoa dịu mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa với các nước Tây Âu. C. thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế - chính trị ở khu vực Tây Âu. D. từng bước áp đặt hình thức chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở châu Âu. Câu 24: Hoạt động của Liên hợp quốc trong thời kì Chiến tranh lạnh chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ tình hình nào sau đây? A. nhiều cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở một số khu vực. B. sự bùng nổ dân số và vơi cạn tài nguyên thiên nhiên. C. mâu thuẫn gay gắt giữa hai cường quốc Xô - Mĩ. D. nhiều quốc gia giành độc lập và trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Câu 25: Một trong những ý nghĩa thắng lợi phong trào đấu tranh của nhân dân Môdămbích-Ănggôla năm 1975 là A. chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản bị tan rã. B. xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai. C. mở đầu thời kỳ đấu tranh giành độc lập ở châu Phi thế kỉ XX. D. thành lập nước cộng hòa đầu tiên ở châu Phi. Câu 26: Hiệp ước Bali (2/1976) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã A. tuyên bố xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN thống nhất, vững mạnh. B. thông qua quyết định kết nạp Brunây vào ASEAN. C. thông qua quyết định kết nạp Mianma vào ASEAN. D. xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN. Câu 27: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Xô – Mĩ là gì? A. Mĩ là siêu cường mạnh nhất, muốn thiết lập trật tự thế giới đơn cực. B. Cả hai nước đều muốn làm bá chủ thế giới. C. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc. D. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. Câu 28: Sự xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX chứng tỏ các sĩ phu tiến bộ A. có những nhận thức khác nhau về kẻ thù của dân tộc. B. xuất phát từ những truyền thống cứu nước khác nhau. C. chịu ảnh hưởng của những hệ tư tưởng mới khác nhau. D. chịu tác động của những bối cảnh thời đại khác nhau. Câu 29: Yếu tố nào không dẫn đến sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây (đầu những năm 70 của thế kỷ XX)? A. Sự gia tăng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa. B. Sự cải thiện quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ. C. Yêu cầu hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu. D. Sự bất lợi do tình trạng đối đầu giữa hai phe. Câu 30: Sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc (A-pá-thai) ở Nam Phi (1993) chứng tỏ A. chủ nghĩa thực dân mới bắt đầu khủng hoảng, suy yếu. B. một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ. C. cuộc đấu tranh vì hòa bình tiến bộ đã hoàn thành ở châu Phi. D. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cơ bản tan rã. Câu 31: Trong thập niên 60-70 của thế kỉ XX Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy” vì A. giành được độc lập từ tay chủ nghĩa thực dân cũ B. thành công của cách mạng Cuba. Trang 3/4 - Mã đề thi 101 -
  3. mamon made cautron dapan SỬ 12 101 1 C SỬ 12 101 2 B SỬ 12 101 3 C SỬ 12 101 4 C SỬ 12 101 5 A SỬ 12 101 6 C SỬ 12 101 7 B SỬ 12 101 8 A SỬ 12 101 9 D SỬ 12 101 10 B SỬ 12 101 11 D SỬ 12 101 12 B SỬ 12 101 13 D SỬ 12 101 14 D SỬ 12 101 15 A SỬ 12 101 16 C SỬ 12 101 17 B SỬ 12 101 18 C SỬ 12 101 19 B SỬ 12 101 20 B SỬ 12 101 21 B SỬ 12 101 22 B SỬ 12 101 23 A SỬ 12 101 24 C SỬ 12 101 25 A SỬ 12 101 26 D SỬ 12 101 27 C SỬ 12 101 28 A SỬ 12 101 29 A SỬ 12 101 30 B SỬ 12 101 31 C SỬ 12 101 32 A SỬ 12 101 33 C SỬ 12 101 34 D SỬ 12 101 35 D SỬ 12 101 36 A SỬ 12 101 37 D SỬ 12 101 38 D SỬ 12 101 39 D SỬ 12 101 40 A