Đề khảo sát Chuyên đề lần 1 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Ngô Gia Tự

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của căn bệnh ngại giao tiếp thực tế ở giới trẻ hiện nay.

pdf 1 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 1820
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát Chuyên đề lần 1 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chuyen_de_lan_1_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2019.pdf

Nội dung text: Đề khảo sát Chuyên đề lần 1 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Ngô Gia Tự

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI KSCĐ LỚP 12 LẦN I - NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯU ỜNG THPT NGÔ GIA TỰ Đề thi môn: Ngữ văn Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề) SBD: Họ và tên thí sinh: I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Sự phát triển của mạng xã hội cũng đồng nghĩa với việc chúng ta dành nhiều thời gian cho đời sống ảo hơn đời sống thực. Thay vì đi ra ngoài, gặp gỡ, làm quen với những người khác, bạn lại thích online trên các mạng xã hội và đọc tin tức, lướt web giải trí (2 ) Đồ dùng công nghệ cao như smartphone, Iphone, Ipad giúp bạn kết nối Internet mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi đang đi trên xe bus, tàu hỏa tạo điều kiện cho sự gắn kết với thế giới ảo ngày càng thường trực hơn. Đồng nghĩa với việc khoảng cách với xã hội ngày càng giãn cách. (3 ) Điều này khiến bạn ít va vấp thực trong quá trình giao tiếp trực tiếp, thói quen giao tiếp dần dần bị loại bỏ, bạn không còn phản xạ linh hoạt để ứng xử và nói năng nữa. Dần dần, kỹ năng giao tiếp của bạn trở nên hạn chế và do đó, bạn ngày càng ít giao tiếp hơn. Bạn trở nên e ngại với việc giao tiếp thực tế, trở nên nhút nhát, thụ động khi nói chuyện mặt đối mặt. (Theo Kina.vn- Nhút nhát của giới trẻ – Nguyên nhân và cách khắc phục) Câu 1. Sự phát triển của mạng xã hội được nói đến trong đoạn văn đồng nghĩa với điều gì? Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về nhận định của tác giả: Đồ dùng công nghệ cao như smartphone, Iphone, Ipad giúp bạn kết nối Internet mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi đang đi trên xe bus, tàu hỏa tạo điều kiện cho sự gắn kết với thế giới ảo ngày càng thường trực hơn. Đồng nghĩa với việc khoảng cách với xã hội ngày càng giãn cách. Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn (3)? Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị từ đoạn trích trên? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của căn bệnh ngại giao tiếp thực tế ở giới trẻ hiện nay. Câu 2 (5,0 điểm) Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng nhiều lần miêu tả sự hi sinh của người lính Tây Tiến. Lần thứ nhất: Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời. Lần thứ hai: Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Hãy phân tích những lần miêu tả trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp bi tráng của hình tượng này. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.