Đề khảo sát chất lượng thi Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Lam Sơn (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm): Từ hình ảnh của những bông hoa dại trong văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự cống hiến thầm lặng trong cuộc đời.
pdf 6 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 5520
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng thi Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Lam Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_thi_tot_nghiep_thpt_lan_1_mon_ngu_van.pdf

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng thi Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Lam Sơn (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI KSCL CÁC MÔN THI TỐT NGHIỆP THPT – LẦN 1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN Năm học: 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 15/01/2022 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm: 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc văn bản: Bỗng vui mừng bắt gặp một nhành hoa Khắp Hoàng Liên trên một ngàn thước núi Hoa nếp mỏng manh trước tầm gió thổi Hoa diếp vàng cô độc giữa thâm u Và bên đường hoa nghệ dại ngẩn ngơ Hoa sim tím một nỗi buồn hoang dã Hoa lay ơn góc vườn xưa còn nhớ Mà thấy người cành lá khẽ lung lay Hoa mọc dưới chân người, hoa mọc đến chân mây (Có nhiều thứ hoa còn chưa biết rõ ) Anh đừng hỏi tên hoa làm chi nữa Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi! Không phải hoa được ở cùng người Được chăm sóc những mảnh vườn sạch cỏ Được khoe đến muôn màu sắc lạ Và được đời chiêm ngưỡng mùi hương Không phải hoa được cắm trên bàn Trong ngày hội của những niềm vui mới Những hoa này lại nở cho triền núi Lại nở cho vẻ đẹp của rừng chung Nên ít ai để ý sắc từng bông Chỉ thấy núi muôn màu rực rỡ Đôi khi giẫm lên hoa mà chẳng nhớ Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi (Trích Hoa dại núi Hoàng Liên, Tập thơ Tự hát (1984), Xuân Quỳnh) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Theo tác giả, hoa dại có điểm gì khác với hoa được ở cùng người? Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá được sử dụng trong những dòng thơ sau: Hoa nếp mỏng manh trước tầm gió thổi Hoa diếp vàng cô độc giữa thâm u Và bên đường hoa nghệ dại ngẩn ngơ Hoa sim tím một nỗi buồn hoang dã Hoa lay ơn góc vườn xưa còn nhớ Mà thấy người cành lá khẽ lung lay
  2. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI KSCL CÁC MÔN THI TỐT NGHIỆP THPT – LẦN 1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi: Ngữ văn (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,5 2 Điểm khác của hoa dại với hoa ở cùng người: 0,75 - Không được chăm sóc những mảnh vườn sạch cỏ, không được đời chiêm ngưỡng mùi hương, không phải hoa được cắm trên bàn trong ngày hội của những niềm vui mới - Những hoa này lại nở cho triền núi, cho vẻ đẹp của rừng chung, ít ai để ý sắc từng bông Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 02 ý đầy đủ : 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được 01 ý: 0,5 điểm. Nếu học sinh trích dẫn nguyên các câu thơ có chứa nội dung trả lời vẫn cho 0,75 điểm. 3 Tác dụng của biện pháp nhân hoá: 0,75 + Thể hiện sinh động, cụ thể vẻ đẹp riêng của từng loài hoa dại. Thiên nhiên hoa cỏ trở nên gần gũi, mang linh hồn, tâm trạng con người (Hoa nếp mỏng manh, hoa diếp vàng cô độc, hoa sim tím – buồn hoang dã,hoa lay ơn – nhớ ) + Giúp con người nhận ra và biết nâng niu, trân trọng vẻ đẹp của những loài hoa bé nhỏ bên đường. + Góp phần làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm, lôi cuốn, hấp dẫn, giàu khả năng liên tưởng . Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được cả 03 ý: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được 02 ý : 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được 01 ý: 0,25 điểm. 4 Nhận xét tình cảm của nhà thơ: 1,0 - Tác giả nâng niu, trân trọng vẻ đẹp, những hi sinh thầm lặng của hoa dại; xót xa trước sự vô tình, lãng quên của người đời với loài hoa bé nhỏ bên đường - Tình cảm ấy thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm của một hồn thơ giàu lòng trắc ẩn, luôn chân thành, đằm thắm, yêu thương. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 02 ý : 1,0 điểm.
  3. 2 Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương trong đoạn trích; nhận xét cách nhìn 5,0 mang tính phát hiện về dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hình tượng sông Hương 0,5 trong đoạn trích; cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của tác giả. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể 3.5 triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: c1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích 0,5 c2. Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương trong đoạn trích: 2,5 * Sông Hương giữa lòng thành phố mang trong mình vẻ đẹp riêng, độc đáo: - Sông Hương mang vẻ đẹp hồn nhiên, dịu dàng và đắm say: sông 1,0 Hương vui tươi hẳn lên; yên bình, thanh thản kéo một nét thẳng thực yên tâm như tìm thấy chính mình, tìm thấy tình yêu đích thực; uốn một cánh cung rất nhẹ, như tiếng vâng không nói ra của tình yêu - Sông Hương mang vẻ đẹp sâu lắng, đa cảm và đa tình: Sông 1,0 Hương góp phần gìn giữ nét đẹp cổ kính cho mảnh đất cố đô; dòng sông đa cảm, đa tình như những vấn vương của một nỗi lòng (trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh, điệu slow tình cảm dành riêng cho xứ Huế ) *Nghệ thuật: Hình tượng sông Hương được thể hiện bằng ngôn ngữ tinh tế, giàu chất thơ; lối hành văn hướng nội, mê đắm, tài 0,5 hoa; nghệ thuật so sánh, nhân hoá tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm - 2,5 điểm - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu : 1,0 điểm - 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm. *c3. Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của 0,5 nhà văn: - Nhà văn đã khám phá dòng sông dưới nhiều góc độ khác nhau; nhìn ngắm sông Hương không chỉ như một dòng chảy tự nhiên mà còn như một con người với vẻ đẹp tâm hồn sâu thẳm, đầy nữ tính; không chỉ khám phá những nét riêng duyên dáng, độc đáo mà còn khẳng định vai trò sinh thành văn hoá Huế của dòng sông.