Đề khảo sát chất lượng thi THPT Quốc gia lần 2 môn Ngữ văn năm 2020 - Trường THPT Đồng Đậu (Có đáp án)

Câu 1 (2.0điểm):

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh /chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc“ thay đổi tầm nhìn và cách suy nghĩ của bản thân” để đạt đến thành công trong cuộc sống.

pdf 4 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng thi THPT Quốc gia lần 2 môn Ngữ văn năm 2020 - Trường THPT Đồng Đậu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_thi_thpt_quoc_gia_lan_2_mon_ngu_van_n.pdf

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng thi THPT Quốc gia lần 2 môn Ngữ văn năm 2020 - Trường THPT Đồng Đậu (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ KSCL THI THPT QG NĂM 2020 LẦN 2 TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU Đề thi môn: Ngữ văn Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề. (Đề thi gồm 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4 Ngày xưa, có một vị vua cai trị cả một vương quốc rộng lớn. Một ngày nọ, ông quyết định vi hành đến những vùng đất xa xôi nhất của đất nước. Khi trở về cung điện, ông phàn nàn rằng chân ông rất đau. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi đây là lần đầu tiên ông thực hiện một chuyến đi dài như vậy, trong khi đó, những con đường ông đi qua đều gập ghềnh, sỏi đá. Bực mình vì bị những cơn nhức mỏi hành hạ, ông ra lệnh cho tất cả các con đường trong vương quốc phải được bao phủ bằng da súc vật. Tất nhiên đây là một mệnh lệnh rất khó thực hiện và tốn kém cả về sức người, sức của nhưng vẫn không ai dám khuyên can nhà vua. Thế rồi cuối cùng, một người hầu khôn ngoan đã dũng cảm đứng ra ngăn cản nhà vua. Anh ta nói: – Tại sao quốc vương lại có thể tiêu tốn ngân khố một cách vô ích như vậy ạ? Tại sao Người không cắt những miếng da bò êm ái phủ quanh đôi chân trần của mình? Như vậy, không những chân Người sẽ không còn bị đau khi đi qua những con đường gập ghềnh sỏi đá nữa mà cả vương quốc cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, của cải! Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị lạ lùng của người hầu, nhưng rồi sau đó ông cũng đã đồng ý. Vậy là đôi giày đầu tiên trong lịch sử đã ra đời. Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta không cần bắt cả thế giới phải thay đổi theo mình, điều chúng ta cần, đơn giản chỉ là thay đổi tầm nhìn và cách suy nghĩ của bản thân mà thôi. ( Hạt giống tâm hồn, trithucvn.net) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? Câu 2: Anh (chị) hãy đặt nhan đề cho văn bản. Câu 3:Theo anh (chị), tại sao Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị lạ lùng của người hầu? Câu 4:Anh (chị) có đồng ý rằng mỗi người chúng ta “ không cần bắt thế giới phải thay đổi theo mình” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0điểm) Câu 1 (2.0điểm): Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh /chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc“ thay đổi tầm nhìn và cách suy nghĩ của bản thân” để đạt đến thành công trong cuộc sống. Câu 2 (5.0đ) Có ý kiến cho rằng: Với giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc thì dù viết về vấn đề gì, thơ Tố Hữu vẫn luôn dễ đi vào lòng người. Anh, chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ sau: - Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? - Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12 Tập 1, NXB GD, 2010, Tr 109) HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
  2. - Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa to lớn của việc cần phải thay đổi tầm nhìn và cách suy nghĩ. Từ đó tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập, trong cuộc sống, bồi dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ, cố gắng thay đổi chính mình trước khi nghĩ đến việc thay đổi người khác và thế giới. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng 0,25 Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt 0,25 mới mẻ 2. Phân tích tính dân tộc trong đoạn thơ của bài thơ “ Việt Bắc” – Tố 5,0 Hữu. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, 0,25 Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích đoạn thơ để làm rõ ý kiến 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp 0,25 chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 2.1 Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận: 0,5 - Tố Hữu, một trong những lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với các chặng đường Cách mạng: gian khổ mà hào hùng, vẻ vang của dân tộc. - Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc, kết tinh vẻ đẹp hồn thơ và phong cách nghệ thuật của Tố Hữu. - Bài thơ không chỉ chứa đựng nội dung sâu sắc mà còn có giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết cùng nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc, tạo nên một sức hấp dẫn rất riêng. Điều này đươc thể hiện rõ nét ở 8 câu thơ đầu tiên của thi phẩm. 2.2 Giải thích ý kiến 0,25 - Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết là giọng thủ thỉ tâm tình; giọng của tình thương mến; đằm thắm, réo rắt, ngân nga, sâu lắng. - Nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc là những hình thức nghệ thuật có gắn bó mật thiết với nghệ thuật truyền thống của dân tộc từ thể thơ, ngôn ngữ, giọng điệu - Ý kiến nêu lên hai đặc điểm nổi bật trong phong cách sáng tác thơ Tố Hữu. 2.3 Phân tích hai đoạn thơ để làm rõ nhận định a. Bốn câu đầu là lời ướm hỏi của người dân Việt Bắc: 1,25 - Hai câu hỏi được láy đi, láy lại "Mình về mình có nhớ ta?", "Mình về mình có nhớ không?" cho thấy một niềm day dứt khôn nguôi của kẻ ở. Hỏi và nhắc đến "mười lăm năm ấy" là quãng thời gian kháng chiến gian khổ, chiến khu Việt Bắc đã cưu mang, đùm bọc, chở che cho cán bộ, là căn cứ địa vững chắc của cách mạng. Hình ảnh "Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn" ngầm gợi đạo lí thuỷ chung, truyền thống ân nghĩa. Đây không phải là những câu hỏi thông thường mà là lời của tình sâu nghĩa nặng. - Nhịp thơ lục bát đều đặn, hài hoà tạo nên âm hưởng da diết, lắng sâu, xoáy vào lòng người đi. b. Bốn câu sau là nỗi niềm, tâm trạng của người cán bộ kháng chiến về 1,25 xuôi: - Trước nỗi niềm của kẻ ở, người đi im lặng trong trạng thái trữ tình sâu lắng để tri âm "tiếng ai" ngân nga, đồng vọng trong lòng mình. Sự hô ứng