Đề giao lưu kiến thức thi THPT Quốc gia lần 2 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quảng Xương 1 (Có đáp án)

Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0,5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, trưởng thành là gì? (0,75 điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu câu “vâng lời hay ngoan hiền không có nghĩa là trưởng thành” như thế nào? (0,75 điểm)

pdf 6 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 1840
Bạn đang xem tài liệu "Đề giao lưu kiến thức thi THPT Quốc gia lần 2 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quảng Xương 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_giao_luu_kien_thuc_thi_thpt_quoc_gia_lan_2_mon_ngu_van_na.pdf

Nội dung text: Đề giao lưu kiến thức thi THPT Quốc gia lần 2 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quảng Xương 1 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 1 GIAO LƯU KIẾN THỨC THI THPT QUỐC GIA LẦN 2- NĂM HỌC 2020 - 2021 (Đề gồm có 02 trang) MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Họ tên học sinh . SBD Phòng Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Sự trưởng thành là nhiệm vụ cá nhân và tạo ra môi trường cho mọi người trở nên trưởng thành là nhiệm vụ của gia đình, trường học, xã hội. Trưởng thành là một quá trình thay đổi về tư duy lẫn nhận thức, nó không liên quan tới tuổi tác hay môi trường sống cũng không liên quan tới ngoại hình hay vật chất bên ngoài. Có người trưởng thành rất sớm nhưng có người chỉ lớn xác mà không bao giờ chịu trưởng thành. Mục tiêu đầu tiên của đàn ông nên là trở thành người trưởng thành thay vì thành đạt hay quyền lực. Các cô gái cũng vậy, muốn lấy được tấm chồng tốt cũng nên đặt tiêu chí tìm người trưởng thành làm gốc. Cha mẹ nên mong và tạo điều kiện cho con cái trưởng thành thay vì để chúng là những đứa con lớn xác biết nghe lời. Bởi vì vâng lời hay ngoan hiền không có nghĩa là trưởng thành. Dù trọng tâm cuộc sống của bạn đã và đang đặt ở đâu: vật chất, danh vọng, quyền lực, gia đình, người yêu hãy tạm gác lại và ưu tiên vào bản thân mình trước. Hãy biến mình trở thành người trưởng thành, một cây cao có tán lá sum sê và bộ rễ vững chãi, có vậy mới không có cơn bão nào quật ngã, chim muông sẽ đến dưới tán lá trú ngụ và bạn sẽ không còn cảm thấy chông chênh (Trích sách Sống như ngày mai sẽ chết - Phi Tuyết - Nxb Thế Giới, 2017) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0,5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, trưởng thành là gì? (0,75 điểm) Câu 3. Anh/chị hiểu câu “vâng lời hay ngoan hiền không có nghĩa là trưởng thành” như thế nào? (0,75 điểm) Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm Có người trưởng thành rất sớm nhưng có người chỉ lớn xác mà không bao giờ chịu trưởng thành hay không? Vì sao? (1,0 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa sự trưởng thành của con người trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ", nhà văn Tô Hoài viết: "Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt
  2. TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 1 ĐÁP ÁN GIAO LƯU KIẾN THỨC THI THPT QUỐC GIA LẦN 2 Năm học: 2020-2021 MÔN NGỮ VĂN Phần Câu Nội dung cần đạt Điểm / Ý I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính : Nghị luận 0,5 2 Theo tác giả, trưởng thành là một quá trình thay đổi về tư duy lẫn nhận 0,75 thức, nó không liên quan tới tuổi tác hay môi trường sống cũng không liên quan tới ngoại hình hay vật chất bên ngoài. Nó giúp chúng ta có cái nhìn tích cực hơn là tiêu cực, nó là những suy nghĩ không còn trẻ con, bướng bỉnh. Và sự trưởng thành ấy có sự ảnh hưởng của gia đình, trường học và xã hội. 3 Hiểu câu “vâng lời hay ngoan hiền không có nghĩa là trưởng thành”: - Một đứa trẻ vâng lời vì muốn hài lòng bố mẹ mà làm mọi thứ cha mẹ 0,25 chúng dạy bảo. Lâu dần, việc vâng lời trở thành thói quen khiến chúng chôn giấu cảm xúc và suy nghĩ thật của mình. - "Ngoan hiền" là một trong cách ứng xử có văn hoá, nhưng để có một 0,25 cuộc sống tốt đẹp thực sự, những đứa trẻ đôi khi sẽ cần có thêm cá tính mạnh mẽ. -> Một đứa trẻ vâng lời hay ngoan hiền không chứng minh đó là sự trưởng thành. - Trưởng thành đúng nghĩa là khi ta lớn lên cả tư duy lẫn nhận thức, dám 0,25 sống, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước mọi vấn đề của bản thân và hướng đến những điều tốt đẹp để sống, chứ không phải lúc nào cũng nghe lời bố mẹ một cách thụ động mà bỏ qua suy nghĩ thật của mình. 4 * Thí sinh có thể trả lời đồng tình, hoặc không đồng tình miễn là có lí giải 0,25 hợp lí. * Đề xuất phương án trả lời: - Đồng tình với ý kiến: Có người trưởng thành rất sớm nhưng có người chỉ lớn xác mà không bao giờ chịu trưởng thành - Bởi vì: không có giới hạn nào cho độ tuổi trưởng thành cả. Con người 0,75 sẽ trưởng thành từ rất sớm nếu có được những trải nghiệm hay cọ xát, va đập với thực tế cuộc sống. “Người lớn” chưa trưởng thành, tức là lớn về mặt sinh học, nhưng không đủ kỹ năng để tự sống hay lo cho bản thân, thiếu chín chắn về nhận thức, biến mình thành một nỗi lo cho phụ huynh và xã hội. Chính vì vậy, mỗi chúng ta hãy học cách đương đầu với những thử thách cuộc sống, tự nâng cao nhận thức để "biến mình trở thành người trưởng thành", mạnh mẽ hơn, dày dặn kinh nghiệm hơn. - Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận nhỏ các bạn trẻ chưa hiểu hết ý nghĩa của sự trưởng thành, họ thụ động, trông chờ, ỷ lại Những người như họ cần phải thay đổi và điều chỉnh * Thí sinh có thể trả lời phương án khác miễn là lí giải hợp lí. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu trong đề. 2,0
  3. duyên với miền núi phía Bắc, văn ông thể hiện vốn sống, vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán địa phương và thiên về diễn tả sự thật đời thường. Ông có lối kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, sinh động, cách miêu tả giàu chất tạo hình, vốn ngôn ngữ phong phú - Truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" được sáng tác năm 1952, sau chuyến đi 8 tháng cùng bộ đội vào giải phóng miền Tây Bắc, in trong tập "Truyện Tây Bắc" (1953). Tác phẩm phản ánh chân thực và sinh động con đường đi theo Cách mạng của người dân miền núi cao Tây Bắc. - Đoạn văn ngắn miêu tả sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng ở nhân vật Mị trong đêm đông cắt dây trói cứu A Phủ và tự giải thoát cuộc đời mình của Mị. Qua đó, tác giả đã thể hiện rất rõ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm- niềm tin vào sức sống bất diệt ở những người lao động bị vùi dập tàn nhẫn bởi cường quyền và thần quyền. b. Khái quát về nhân vật Mị 0,5 - Mị đã để lại ấn tượng trong lòng người đọc qua một thân phận đặc biệt: vừa là con nợ, vừa là con dâu. Dưới sự đày ải của cường quyền và thần quyền, Mị bị “vật hóa” , kiếp người là kiếp vật, chấp nhận sự tồn tại “chết ngay từ khi còn sống” - Chính lòng tin yêu sâu sắc vào con người đã giúp Tô Hoài khám phá và miêu tả chân thực quá trình hồi sinh sức sống tiềm tàng, mãnh liệt trong lòng người đàn bà bất hạnh qua những diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm đông cắt dây trói cứu A Phủ. c. Cảm nhận tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đoạn 3,0 trích. * Khái quát ngắn gọn hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật trong đêm đông 0,25 cắt dây cởi trói cho A Phủ: Sau đêm tình mùa xuân năm ấy, Mị lại quay về với con người cũ: nhẫn nhục, vô cảm. Nhưng sức sống mãnh liệt lại trở về với cô trong một đêm đông lạnh lẽo ở Hồng Ngài. * Diễn biến tâm trạng: 1,25 - Lúc đầu Mị rất vô cảm khi thấy A Phủ bị trói: "A Phủ có là xác chết đứng đấy cũng thế thôi" - Thương mình, đồng cảm, thương cho người: nhìn thấy "dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại" của A Phủ, Mị sực nhớ ra chính mình cũng đã từng bị trói đứng như thế - Sự thức tỉnh ý thức: . Mị phẫn uất, căm hờn: "Chúng nó thật độc ác" . Nhận ra dấu hiệu về cái chết, phán đoán "chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết ", Mị nghĩ đến sự vô lí trong cái chết của A Phủ "người kia việc gì phải chết" . Nghĩ tới việc A Phủ trốn thoát, Mị chết thay, Mị cũng không sợ. => Tình thương vượt lên trên sự sợ hãi, lấn át cả nỗi thương thân, khiến Mị có hành động bất ngờ cắt dây cởi trói cứu A Phủ. + Hành động bột phát của Mị- cắt dây trói cứu A Phủ: "Mị rút con dao 0,5 nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây " + Ý thức thực sự trở về: Mị "đột nhiên hốt hoảng" + Mị giải thoát cho chính mình:“Mị đứng lặng trong bóng tối”-> nhìn A 0,75 Phủ khuỵu xuống, rồi bật dậy, vùng chạy lao đi tìm sự sống, Mị hiểu điều mình cần làm ngay lúc này- giải thoát cho chính mình.