Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Sóc Sơn (Có đáp án)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự đổi thay của thiên nhiên và con người trước âm thanh tiếng đàn ở khổ thơ (2) và (3)?
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong khổ thơ (3).
pdf 7 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 2080
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Sóc Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_2023_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Sóc Sơn (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023 CỤM TRƯỜNG Môn thi: NGỮ VĂN THPT SÓC SƠN – MÊ LINH Thời gian làm bài: 120 phút. (Đề gồm 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: (1) Nhạc làm trong rừng em hát giữa Trường Sơn (3) Em hát về rừng em hát về cây Người sốt rét hát cho người sốt rét Em hát về người đang nghe em hát Đường ngổn ngang đường đất còn cháy khét Anh bỗng quên vừa qua cơn sốt Cây mát cho người, người mát cho nhau. Rừng bỗng quên vừa trận bom đau. (2) Nhạc ở trong đàn đàn có gì đâu (4)Anh vịn vào tiếng hát vượt gian lao Rừng bỗng chao nghiêng trước sợi dây mỏng mảnh Những năm Trường Sơn bạn bè trong trẻo quá Người bỗng bồn chồn tốt tươi náo động Tiếng hát đi rồi căn hầm còn đó Tay vẫy tay mình mà tưởng nắm tay ai. Thành chiếc hộp đàn giữa lòng đất âm sâu. (Trích Tiếng hát trong rừng, Hữu Thỉnh, Trường Sơn – Đường khát vọng, NXB Chính trị Quốc gia, 2009) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự đổi thay của thiên nhiên và con người trước âm thanh tiếng đàn ở khổ thơ (2) và (3)? Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong khổ thơ (3). Câu 4. Nội dung câu thơ Anh vịn vào tiếng hát vượt gian lao có ý nghĩa như thế nào với anh/chị? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về sức mạnh của tinh thần lạc quan trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân viết: Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai va cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐÁP ÁN CỤM TRƯỜNG KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023 THPT SÓC SƠN – MÊ LINH Bài thi: Ngữ Văn (Đáp án – thang điểm gồm 05 trang) Phần Câu Nội dung Điểm 1 ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm/ Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 0,5 (Lưu ý: HS nêu 2 PTBĐ trong đó có biểu cảm: 0,25) 2 Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự tác động của tiếng đàn tới thiên nhiên và con 0,75 người ở khổ (2) và (3): - Rừng bỗng chao nghiêng - Người bồn chồn tốt tươi náo động, tay vẫy tay mình tưởng nắm tay ai - Anh quên vừa qua cơn sốt - Rừng quên vừa trận bom đau. (HS trả lời một ý: 0,25đ, từ 3/5 ý: 0,75đ, HS chép nguyên các dòng thơ: 0,5đ; HS chép nguyên vẹn hai khổ thơ (2), (3) không cho điểm.) 3 - Biện pháp tu từ Nhân hóa: Rừng bỗng quên vừa trận bom đau (hoặc “Rừng bỗng 1,0 quên”) (0.25 điểm) - Hiệu quả: (0.75 điểm) + Làm cho rừng xanh có trạng thái, cảm xúc giống như con người: quên đi đau đớn do bom đạn gây ra khi nghe âm thanh tiếng đàn. + Giúp câu thơ gợi hình, biểu cảm, diễn đạt ấn tượng. + Thể hiện sự gắn bó, thấu hiểu của tác giả trước nỗi đau của rừng xanh và thái độ ngợi ca sức mạnh kì của tiếng đàn. (Lưu ý: HS chỉ cần nêu 2/3 ý phần hiệu quả sử dụng, GV cho điểm tối đa.) 4 - Nội dung câu thơ (0,25 điểm) 0,75 Nhờ có tiếng đàn mà người lính đã không bị gục ngã, khuất phục trước gian khổ, hi sinh. Âm nhạc đã tạo động lực để các anh đứng dậy tiếp tục chiến đấu. - Ý nghĩa của câu thơ (0,5 điểm) + Thấy hiện thực tàn khốc nơi chiến trường cũng như cuộc sống gian khổ của những người lính + Thấy được sức mạnh diệu kì của tiếng đàn (âm nhạc): nâng đỡ tâm hồn, là chỗ dựa tinh thần của con người để từ đó ta thấy trân trọng, yêu mến + Cảm phục, mến yêu trước vẻ đẹp người lính: trong gian khổ vẫn kiên cường, lạc quan yêu đời, tâm hồn lãng mạn, nghệ sĩ Trân trọng, tự hào, biết ơn trước những đóng góp, hi sinh của các anh. (HS trình bày từ 2 ý trong phần suy nghĩ được điểm tối đa 0,5) 2 LÀM VĂN 7,0 1
  3. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ 2 Phân tích đoạn trích; liên hệ hình ảnh sông Đà trong đoạn trích với hình ảnh sông Đà được miêu tả ở mặt ghềnh Hát Loóng để nhận xét phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 5,0 Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Vẻ đẹp hình tượng con sông Đà và phong cách nghệ thuật của tác giả. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 0,25 Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu câu sau: Giới thiệu khái quát: tác giả, tác phẩm, đoạn trích, vấn đề 0,5 - Tác giả Nguyễn Tuân + Nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp + Vị trí quan trọng và đóng góp không nhỏ đối với văn học Việt Nam hiện đại: thúc đẩy thể tùy bút đạt tới trình độ nghệ thuật cao, làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc. + Phong cách tài hoa, uyên bác. - Tác phẩm Người lái đò Sông Đà + In trong tập Sông Đà (1960), là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám 1945. + Là thành quả của chuyến đi thực tế của tác giả tới miền Tây Bắc. + Mục đích chủ yếu: tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn người lao động Tây Bắc. - Đoạn trích về sông Đà thơ mộng, trữ tình - Vấn đề nghị luận (Lưu ý: HS có thể trình bày nội dung này ở Mở bài hoặc phần đầu Thân bài, GV linh hoạt chấm điểm) Cảm nhận hình tượng sông Đà 2,25 * Hình tượng sông Đà trữ tình, thơ mộng / Từ trên tàu bay nhìn xuống, sông Đà giống như người thiếu nữ kiều diễm - Vẻ đẹp trữ tình hiện lên qua hình dáng (0,75 điểm) “ Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình đốt nương xuân” + câu văn dài liền mạch kết hợp với điệp ngữ “tuôn dài” được lặp lại hai lần -> Dòng chảy: dài miên man, bất tận. + Phép so sánh sông Đà như một áng tóc trữ tình 3
  4. + Đằng sau việc khám phá những đặc điểm tiêu biểu của Đà giang, nhà văn phát hiện “chất vàng 10” của thiên nhiên cũng như bày tỏ niềm say mê, trân trọng, tự hào và tình yêu thiết tha với dòng sông đẹp của thiên nhiên đất nước. - Về phương diện nghệ thuật (0,25 điểm) 0,5 + Điểm nhìn đa dạng + Từ ngữ phong phú, chính xác, sống động, giàu hình ảnh, gợi cảm cao. + Câu văn đa dạng, giàu nhịp điệu, có kết cấu trùng điệp, nhiều câu chủ yếu là thành bằng, tuôn theo dòng cảm xúc. + Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ. Phần liên hệ với hình ảnh sông Đà quãng mặt ghềnh Hát Loóng để làm rõ 0,5 phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân - Liên hệ: (0,25 điểm) Hình ảnh sông Đà trong đoạn trích biểu tượng cho vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn của thiên nhiên, khác với hình ảnh sông Đà quãng mặt ghềnh Hát Loóng hung bạo, dữ dội, quanh năm gùn ghè sôi sục bởi tổ hợp sóng, gió, nước, đá. Đó là hình ảnh dòng sông biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, đất nước. - Nguyễn Tuân có một phong cách: tài hoa, uyên bác (0,25 điểm) + Nhà văn lựa chọn và miêu tả thiên nhiên ở phương diện thẩm mĩ, vì thế sông Đà nổi bật với vẻ đẹp độc đáo của một sinh thể có tính cách, tâm hồn như một cố nhân, một người thiếu nữ + Cách nhìn và sự khám phá sông Đà có chiều sâu; vận dụng kiến thức sách vở và các tri thức liên ngành của đời sống một cách đa dạng, phong phú. + Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ điêu luyện: lời văn giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu, lối liên tưởng so sánh độc đáo, vốn từ ngữ phong phú, hình ảnh giàu liên tưởng bất ngờ, độc đáo d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ TỔNG ĐIỂM 10,0 5