Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 3 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có đáp án)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2. Nêu những biểu hiện của lối sống thừa được tác giả đề cập trong đoạn trích?

Câu 3. Nêu tác dụng của phép so sánh trong câu văn sau: Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không liên quan gì đến mình cả.

pdf 6 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 4260
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 3 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_3_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_20.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 3 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 3 TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN Đề gồm: 02 trang Thời gian làm bài: 120 phút; không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: . Số báo danh I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: [ ] Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết khó là cái gì. [ ] Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không liên quan gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này như thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ; đi thuyền thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, áo thì cứ buông chùng quần đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn; mà thực ra không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì không thể tự lập được. Vậy học trò ngày nay phải tập xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt ấy là những cách làm mình yếu đuối, nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi. (Trích Mạo hiểm, Nguyễn Bá Học, Quốc văn trích diễm, NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh, 2005) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2. Nêu những biểu hiện của lối sống thừa được tác giả đề cập trong đoạn trích? Câu 3. Nêu tác dụng của phép so sánh trong câu văn sau: Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không liên quan gì đến mình cả. Câu 4. Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến thanh niên Việt Nam? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tinh thần mạo hiểm. Câu 2. (5.0 điểm) Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân viết: Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò [ ]. Mặt sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo,
  2. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 3 TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Bài thi: NGỮ VĂN (Đáp án – Thang điểm gồm có 04 trang) Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận 0.75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0.75 điểm. - Học sinh không trả lời đúng đáp án: không cho điểm 2 Những biểu hiện của lối sống thừa được tác giả đề cập trong đoạn trích: 0.75 - những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không liên quan gì đến mình cả. - cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ. - đi thuyền thì sợ nóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng quần đóng gót. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được đúng ba biểu hiện : 0.75 điểm - Học sinh trả lời được đúng hai biểu hiện: 0.5 điểm - Học sinh trả lời được đúng một biểu hiện: 0.25 điểm 3 - Phép so sánh: những kẻ ru rú như gián ngày (0.5 điểm) 1.0 - Hiệu quả: + Giúp cho câu văn gợi hình, gợi cảm, tạo sự sinh động. (0.25 điểm) + Gợi sự liên tưởng đến hình ảnh xấu xí của những người có lối sống thừa. (0.25 điểm) Hướng dẫn chấm: - Học sinh có cách diễn đạt tương đương đạt điểm tối đa 4 Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi thông điệp đến thanh niên Việt Nam: 0.5 - Cần mạo hiểm, biết xông pha, phải biết nhẫn nhục, vượt qua gian khổ khách quan và trở ngại tinh thần để có được thành công trong cuộc sống. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được như đáp án : 0.5 điểm - Học sinh trả lời được 1-2 ý: 0.25 điểm - Học sinh có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa II Làm văn 7.0 1 Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn 2.0 (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tinh thần mạo hiểm a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. 0.25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành.
  3. chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích 0.5 * Cảm nhận đoạn trích 2.5 - Trong đoạn văn này, Nguyễn Tuân đi sâu vào miêu tả người lái đò trong cảnh vượt thác. Cảnh vượt thác được coi là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có - ở đó là vẻ đẹp tài hoa, mưu trí; sự thông minh, linh hoạt của người lái đò. Chất tài hoa nghệ sĩ ấy được thể hiện trong bản lĩnh chiến đấu và tinh thần dũng cảm phi thường - Cảnh vượt thác ở trùng vi thạch trận thứ nhất: Cuộc chiến giáp lá cà diễn ra: + Sóng nước dữ dội, hò la, nó tung ra những đòn hiểm độc nhất để "bóp chặt lấy bộ hạ người lái đò". + Ông lái đò kiên cường, vượt qua sông, nước, thác đá "cố nén vết thương", "mặt méo bệch đi", "đánh đòn tỉa, đòn âm vào chỗ hiểm", cố gắng giữ tỉnh táo để vật lộn với sóng thác và vượt qua thạch trận ở vòng thứ nhất an toàn. - Cảnh vượt thác ở trùng vi thạch trận thứ hai: + Ở vòng này tăng thêm nhiều cửa tử và chỉ có một cửa sinh để đánh lừa con thuyền rơi vào hố đen. + Ông lái đò đã nắm chắc được binh pháp của thần sông, thần đá, không một phút nghỉ tay ông đò đã phá luôn trùng vi thạch trận thứ hai, ông "ghì cương bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh" khiến cho thằng đá tướng "tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng". - Cảnh vượt thác ở trùng vi thạch trận thứ ba: + Trùng vi thạch trận thứ ba ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết. + Ông lái đò đã chiến thắng bằng những động tác táo bạo, ông khôn ngoan vượt qua mọi cạm bẫy của thác ghềnh và đưa con thuyền về đích an toàn. -> Đánh giá: - Cảnh vượt thác trong "Người lái đò sông Đà" đã ngợi ca kì tích của ông lái đò trong thế đối lập với thiên nhiên. - Ông lái đò mang dáng vẻ của người anh hùng thầm lặng trong cuộc chiến với thiên nhiên dữ dội, qua đó ta thấy được sự tài hoa, uyên bác của ngòi bút Nguyễn Tuân. - Tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả giàu chất tạo hình cùng hàng loạt các động từ để khẳng định vẻ đẹp của ông lái đò trước trận chiến cam go với dòng sông Đà. Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2.0 điểm - 2.5 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1.5 điểm – 1.75 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ vẻ đẹp của đoạn trích: 1.0 - 0.5 1.25 điểm. - Học sinh phân tích sơ lược về đoạn trích: 0.25 điểm – 0.5 điểm. - Liên hệ đến nhân vật ông lái đò sau khi vượt qua ba vòng vây của sông