Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 3 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Hạ Long (Có đáp án)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, cách chúng ta lựa chọn sẽ đem lại những kết quả gì? Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp liệt kê trong câu văn in đậm.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Năng lực tạo ra cơ hội cho chúng ta lựa chọn không? Vì sao?

pdf 6 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 3840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 3 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Hạ Long (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_3_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_20.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 3 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Hạ Long (Có đáp án)

  1. ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI THỬ TN THPT LẦN 3 (NĂM HỌC 2022 - 2023) (Đề thi gồm 02 trang) MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không tính thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: .Số báo danh: . I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Thật ra thì không chỉ tuổi mười tám, mà cuộc đời luôn luôn là một sự lựa chọn. Chúng ta làm điều này mà không làm điều khác, đi con đường này mà không đi con đường khác, làm nghề này mà không làm nghề khác, kết hôn với người này mà không phải là người khác, tất cả đều là kết quả của một sự lựa chọn. Và cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn. Tất nhiên, có những người có nhiều cơ hội lựa chọn hơn người khác. Nếu chúng ta bẩm sinh thông minh, xinh đẹp, có năng khiếu âm nhạc, hội họa, ca hát; nếu cha mẹ chúng ta giàu có, hẳn chúng ta có nhiều thứ để mà chọn lựa. Nhưng kể cả khi không có những ưu thế đó, chúng ta vẫn có vô số lựa chọn mà mình phải quyết định. Có những cơ hội lựa chọn do may mắn, do gia thế mà có. Nhưng phần chủ yếu vẫn là những cơ hội do chính chúng ta tạo ra. Năng lực tạo ra cơ hội cho chúng ta lựa chọn. Nếu chúng ta không có năng lực thì cơ hội có đến cũng sẽ trôi qua. Chúng ta cần nhận biết được tất cả những khả năng lựa chọn mà mình có và tạo ra thêm nhiều khả năng lựa chọn mới. Sự lựa chọn quan trọng như vậy, cho nên bài học về sự lựa chọn là bài học thiết yếu nhất của cuộc đời. Cái gì quyết định sự lựa chọn của chúng ta? ( ,TS Phạm Thị Ly) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, cách chúng ta lựa chọn sẽ đem lại những kết quả gì? Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp liệt kê trong câu văn in đậm. Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Năng lực tạo ra cơ hội cho chúng ta lựa chọn không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc - hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Học sinh cần làm gì để lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp cho bản thân? Câu 2 ( 5,0 điểm) Trong bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả sông Hương lúc gặp Huế: “Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.”
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 3 NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận 0,75 2 Cách chúng ta lựa chọn sẽ mang lại những kết quả là: cuộc đời của chúng ta đạt 0,75 được thành tựu gì, trở nên như thế nào, có hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đủ 4 ý: 0,75 điểm - Học sinh trả lời được 2- 3 ý: 0.5 - Học sinh trả lời được 1 ý: 0,25 điểm. 3 Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp liệt kê trong câu văn in đậm. - Biện pháp liệt kê: làm điều này mà không làm điều khác, đi con đường này mà không đi con đường khác, làm nghề này mà không làm nghề khác, kết hôn với người này mà 0,25 không phải là người khác. - Tác dụng: + Giúp người đọc nhận thức được nhiều kết quả khác nhau của những sự lựa chọn khác 0,25 nhau. + Thể hiện hiểu biết và mong muốn chia sẻ với người đọc về mối quan hệ giữa lựa 0,25 chọn và kết quả của lựa chọn. 0,25 + Tạo nhịp điệu cho câu văn, gây ấn tượng cho người đọc. 4 Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: Năng lực tạo ra cơ hội cho chúng ta lựa chọn không? Vì sao? - Học sinh có thể đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần. 0,25 - Lí giải hợp lí, thuyết phục. 0,25 Gợi ý: + Đồng tình: Năng lực là tập hợp toàn bộ các kĩ năng, kiến thức, khả năng, hành vi của một người có thể đáp ứng đối với một công việc nhất định nào đó. Năng lực sẽ tạo ra nhiều hoàn cảnh thuận lợi cho chúng ta lựa chọn để thực hiện mong muốn, ước mơ. - Không đồng tình: Năng lực là tập hợp toàn bộ các kĩ năng, kiến thức, khả năng, hành vi của một người có thể đáp ứng đối với một công việc nhất định nào đó. Trong cuộc sống, bên cạnh năng lực còn có yếu tố khách quan tác động như may mắn, quan hệ - Đồng tình một phần: Kết hợp cả hai ý kiến trên II LÀM VĂN 1 Từ nội dung đoạn trích phần Đọc - hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Học sinh cần làm gì để lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp cho bản thân? a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: 0,25 - Viết một đoạn văn dung lượng khoảng 200 chữ. - Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách thức diễn dịch, qui nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Những việc học sinh cần làm để lựa chọn nghề 0,25 nghiệp phù hợp cho bản thân. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0.75 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được những việc học sinh cần làm để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bản thân. Có thể theo hướng sau: - Cần phải ý thức được tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp đối với tương lai của mình.
  3. Phần Câu Nội dung Điểm * Phân tích đoạn 1: Vẻ đẹp của sông Hương khi gặp thành phố Huế Tác giả quan sát tinh tế và miêu tả dòng chảy của sông Hương: 0,5 - Khi nhìn thấy thành phố: + Tâm trạng: sông Hương vui tươi hẳn lên + Dòng chảy: kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc -> Bằng những so sánh, nhân hóa của một sự liên tưởng tài hoa, tác giả đã nhìn sông Hương như một sinh thể có linh hồn, như một cô gái trong giờ phút hội ngộ người tình mong đợi. -> Dòng chảy địa lí tự nhiên của sông Hương được tác giả hình dung như một hành trình có chủ đích. Huế là nơi để sông Hương tìm về - hành trình của sông Hương là hành trình của một cô gái táo bạo chủ động tìm đến người mình yêu - Khi giáp mặt thành phố: sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”. -> Câu văn gợi vẻ đẹp mềm mại, nên thơ của dòng sông. -> Sông Hương như một cô gái duyên dáng, kín đáo khi đứng trước người mình 0,5 yêu; một tình yêu thuận tình mà còn e lệ. => Nhận xét: Với những câu văn dài và sự liên tưởng độc đáo, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đã nhìn sông Hương và Huế như những thực thể sống động, gắn kết với nhau trong quan hệ tình yêu khăng khít. Trong đó, sông Hương là người con gái vừa chủ động lại vừa e dè kín đáo. * Phân tích đoạn 2: Vẻ đẹp của sông Hương khi tạm biệt Huế ra đi - Tâm trạng: lưu luyến ra đi 1.0 - Sông Hương chuyển dòng: như nhớ ra điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối -> Khúc ngoặt của sông Hương gợi cho tác giả rất nhiều liên tưởng: + Đó là nỗi vương vấn, cả chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu -> sông Hương mang vẻ đẹp của người con gái trong tình yêu: sâu sắc, mạnh mẽ, táo bạo nhưng kín đáo -> Nét quyến rũ rất riêng của sông Hương. + Giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả ->Vẻ đẹp của sự thủy chung son sắt. => Nhận xét: Đoạn trích đã khắc họa vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Hương. Bằng nghệ thuật nhân hóa, so sánh, cách dùng từ ngữ độc đáo ấn tượng, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khiến sông Hương trở thành một sinh thể sống động, với tình yêu son sắt thủy chung dành cho xứ Huế. Cái chí tình của dòng sông cũng là vẻ đẹp của con người Huế mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở * Nghệ thuật: (Có thể kết hợp khi phân tích các nội dung trên) 0,25 - Quan sát tỉ mỉ, tinh tế. - Liên tưởng, tưởng tượng thú vị, độc đáo, bất ngờ . - Kết hợp sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ, đặc biệt là so sánh, nhân hóa. - Từ ngữ sinh động, câu văn dài, có nhịp điệu, giàu hình ảnh gợi tả, gợi cảm * Nhận xét cách nhìn độc đáo của tác giả - Hai đoạn trích thể hiện cách nhìn độc đáo của tác giả trong cách khám phá và miêu tả 0,25 vẻ đẹp của sông Hương: đó là một thực thể mang linh hồn, mang vẻ đẹp nữ tính. - Sông Hương và Huế gắn bó với nhau trong một tình yêu khăng khít, thủy chung. Vẻ 0,25 đẹp của sông Hương cũng là vẻ đẹp của xứ Huế và con người Huế. c.3. Đánh giá 0,5 - Đánh giá chung về vẻ đẹp sông Hương trong hai đoạn trích: Dòng sông vừa trữ tình thơ mộng, vừa dịu dàng, say đắm, thủy chung. - Đánh giá nâng cao: Góp phần thể hiện cái tôi và phong cách nghệ thuật nhà văn.