Đề thi khảo sát môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lam Sơn (Có đáp án)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 2. Trong đoạn thơ thứ nhất, tác giả đã hoài niệm, tìm kiếm những hình ảnh nào?
Câu 3. Hai câu thơ sau giúp anh chị hiểu gì về mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại:
nền cũ thành bệ phóng
kỷ niệm thành sức bay
pdf 4 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 4120
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lam Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_khao_sat_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2022_2023_truong.pdf

Nội dung text: Đề thi khảo sát môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lam Sơn (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN KÌ THI KHẢO SÁT CÁC MÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm 02 trang I. ĐỌC – HIỂU (3.0 ĐIỂM) Đọc bài thơ Những căn nhà ấy* Đâu rồi những căn nhà những căn nhà bồng bế tuổi thơ tôi những vách cột tay tôi men lẫm chẫm! không gian rộng trống trơn những căn nhà tự nguyện chìm vào đất tạo dựng các tầng trời giục ý nghĩ trong đầu người cất cánh Trên nền xưa say khoảng rộng, chân đi thành cánh vỗ tầng thấp, tầng cao tôi say uống mùi hương thân thuộc của những căn nhà tự chìm vào đất nền cũ thành bệ phóng kỷ niệm thành sức bay tôi phồng ngực uống mùi hương ký ức để bay vào tương lai 29-6-2014 (Vũ Quần Phương, Phía ngoài kia là rừng, NXB hội nhà văn Việt Nam, tr 33 - 34) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Câu 2. Trong đoạn thơ thứ nhất, tác giả đã hoài niệm, tìm kiếm những hình ảnh nào? Câu 3. Hai câu thơ sau giúp anh chị hiểu gì về mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại: nền cũ thành bệ phóng kỷ niệm thành sức bay * Tặng những chủ nhân nhà nhường đất cho sân bay
  2. TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM KÌ THI KHẢO SÁT CÁC MÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: Ngữ văn Ngày thi:10/01/2023 (Đáp án và thang điểm gồm trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.00 1 Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: biểu cảm 0.50 2 Trong đoạn thơ thứ nhất, tác giả đã hoài niệm, tìm kiếm hình ảnh: 0.50 những căn nhà (hoặc những căn nhà bồng bế tuổi thơ tôi), những vách cột tay tôi men lẫm chẫm. 3 Mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại: 1.00 - Quá khứ là nền móng tạo nên những giá trị của hiện tại. Sự phát triển của hiện tại mang dấu ấn từ quá khứ. - Không thể tách quá khứ khỏi hiện tại, cần trân trọng những giá trị được tạo dựng từ những nền móng trong quá khứ. 4 Cần trình bày được 1.00 - Thông điệp từ hai câu thơ những căn nhà tự nguyện chìm vào đất/ tạo dựng các tầng trời: thông điệp về sự tự nguyện cống hiến, hi sinh cho những giá trị chung/ thông điệp về vai trò của quá khứ với hiện tại, tương lai - Suy nghĩ của bản thân. II LÀM VĂN 1 Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị 2.00 của những thay đổi mới mẻ trong cuộc sống. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận với dung lượng khoảng 0.25 200 chữ: có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn; có thể theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp, song hành hoặc tổng – phân – hợp b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: giá trị của những thay đổi 0.25 mới mẻ trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập 1.0 luận phù hợp. có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ giá trị của những thay đổi mới mẻ trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng sau: - Những thay đổi mới mẻ trong cuộc sống là tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Nó giúp cuộc sống văn minh và hiện đại hơn. - Những thay đổi mới mẻ trong cuộc sống mang đến cho con người những trải nghiệm mới trong môi trường mới. Từ đó, tạo cảm hứng cho mỗi người thay đổi, hoàn thiện bản thân; duy trì sự * Tặng những chủ nhân nhà nhường đất cho sân bay