Đề khảo sát chất lượng lần 1 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Có đáp án)

Câu 3: Hình ảnh “khối nước” trong đoạn trích tượng trưng cho điều gì? (0,5 điểm)

Câu 4: Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: “Khối nước kia mới thực là nguồn sức mạnh nguyên thủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người.” (1,0 điểm)

pdf 6 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 2880
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng lần 1 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_lan_1_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2019.pdf

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng lần 1 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHỐI 12 LẦN 1 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2019-2020 Đề chẵn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm: 02 trang) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Những người hí hửng hôi của bên chiếc xe cháy trụi, chỉ vài chai dầu ăn, sữa tắm. Gương mặt bất lực ứa nước mắt của một người đàn ông phong trần. Và gương mặt bẽn lẽn khi xóm làng vận động người hôi của trả lại cho người lái xe số vật phẩm trên. Những tàn ác, tham lam, ti tiện cũng giống như rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào. Nhìn ngang, nó dày đặc lắm, tưởng chừng hung hãn lấp kín cả mặt sông. Nhưng nhìn sâu, dưới bề mặt đó là một khối nước khổng lồ gấp bội. Khối nước đó trong veo, cuồn cuộn và miệt mài lao đi, tưới đẫm và cho vẫy vùng. Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa. Khối nước kia mới thực là nguồn sức mạnh nguyên thủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người. (Trích Chuyện anh phụ xe bật khóc vì bị hôi của: Nó rất ám ảnh, nhưng cuộc đời này không phải toàn là thứ xấu xa Hoàng Xuân, Tri thức trẻ, 05/11/2016). Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm) Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Những tàn ác, tham lam, ti tiện cũng giống như rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào”. (1,0 điểm) Câu 3: Hình ảnh “khối nước” trong đoạn trích tượng trưng cho điều gì? (0,5 điểm) Câu 4: Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: “Khối nước kia mới thực là nguồn sức mạnh nguyên thủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người.” (1,0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu:“Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa.”. Câu 2 (5,0 điểm) Vẻ đẹp hào hoa của hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
  2. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 Đề chẵn Năm học 2019 - 2020 (Hướng dẫn chấm gồm: 04 trang) Môn: Ngữ văn 12 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận 0,5 Câu 2 - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: 0,5 So sánh: Những tàn ác, tham lam, ti tiện với rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào. - Tác dụng: Tạo nên cách diễn đạt hình ảnh, ấn tượng về những điều ác, điều xấu đang 0,5 diễn ra tràn lan, có thể nhìn thấy rất rõ ràng. Câu 3 Hình ảnh “khối nước” trong đoạn trích tượng trưng cho lòng tốt, những điều 0,5 tốt đẹp trong cuộc sống. Câu 4 - Câu nói thể hiện niềm tin của tác giả về những điều tốt đẹp trong cuộc đời 0,5 luôn tồn tại và có sức sống mãnh liệt. - Những điều tốt, lòng tốt của con người sẽ làm cho cuộc đời này luôn tươi 0,5 đẹp - vẽ màu xanh lên bầu trời;và bồi đắp cho tâm hồn con người những giá trị chân, thiện, mĩ - nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, vận dụng tốt các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục. - Đoạn văn có bố cục mạch lạc; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Yêu cầu về kiến thức: Có thể có những quan điểm khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lẽ phải. Dưới đây chỉ là những định hướng cơ bản: Ý Nội dung Điểm 1 Giải thích:“Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và 0,25 chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa.”. - chuyện xấu xa: là nhữngtàn ác, tham lam, ti tiện những mặt trái trong xã hội. Câu nói khẳng định: Cuộc đời này vẫn tồn tại những chuyện xấu xa, nhưng đồng thời cũng thể hiện niềm tin mãnh liệt vào những điều tốt đẹp luôn tồn tại trong cuộc đời. 2 Bàn luận, chứng minh 1,25 a Tại sao “Cuộc đời này có chuyện xấu xa”: 0,5 - Cái ác, cái xấu luôn tồn tại song song cùng với những điều tốt đẹp.Đó chính là hai mặt của cuộc sống và của con người. Trong mỗi con người luôn có phần con và phần người, phần bản năng và phần ý chí. Khi để phần bản năng chế ngự, con người sẽ dễ rơi vào những tàn ác, tham lam, ti tiện và vì thế mà sẽ gây ra cho cuộc đời này những chuyện xấu xa.
  3. thể hiện vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây Tiến. 2 2. Vẻ đẹp hào hoa của hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ: 4,0 a. Giải thích khái niệm : Vẻ đẹp hào hoa 0,5 - Nghĩa gốc: Hào hoa chỉ vẻ lịch lãm, sang trọng, phóng khoáng trong cách sống, cách cư xử - Trong bài thơ “Tây Tiến”, vẻ đẹp hào hoa là vẻ đẹp của tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, mềm mại, bay bổng, mơ mộng; khẳng định cái tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc. Vẻ đẹp hào hoa nâng đỡ tinh thần người lính vượt lên mọi thử thách trong máu lửa của chiến tranh gian khổ để hướng đến ngày mai chiến thắng. b. Phân tích: * Vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây Tiến được biểu hiện qua nỗi nhớ về 1,75 tình quân dân với cảnh đêm liên hoan văn nghệ mang màu sắc phương xa, xứ lạ. - Với nét vẽ khoẻ khoắn, mê say, Quang Dũng dẫn người đọc vào một đêm liên hoan văn nghệ đầy hấp dẫn nơi xứ lạ. + Đêm liên hoan trở thành đêm hội tưng bừng với hình ảnh “đuốc hoa” rực rỡ, gợi những liên tưởng thi vị, tình tứ, mang đến niềm vui rạo rực, náo nức lòng người. + Cụm từ “bừng lên” như nốt nhấn tươi sáng cho cả câu thơ, đó là ấn tượng về ánh sáng chói lòa, đột ngột của lửa, của đuốc làm ấm nóng cả núi rừng. - Hình ảnh trung tâm của đêm hội là “đuốc hoa”, là những thiếu nữ miền sơn cước: Kìa em xiêm áo tự bao giờ. + Sự kết hợp của từ Kìa và cụm từ nghi vấn tự bao giờ bộc lộ cảm giác vừa ngỡ ngàng, thú vị vừa ngưỡng mộ, trìu mến của người lính Tây Tiến. + Người xem hội, người tham gia liên hoan ngất ngây trong tiếng khèn, trong man điệu mang đậm chất núi rừng vừa bí ẩn, quyến rũ, vừa tình tứ, e thẹn nhưng cũng mãnh liệt, tha thiết của những thiếu nữ miền Tây. - Cảnh vật, con người như ngả nghiêng, ngây ngất trong những giây phút bình yên hiếm hoi của thời chiến. - Dư âm của chiến tranh tàn khốc bị đẩy lùi chỉ còn những tâm hồn lãng mạn trong tiếng nhạc, hồn thơ. Đây là một kỉ niệm đẹp, khó phai mờ trong lòng những người lính Tây Tiến nói chung và trong lòng Quang Dũng nói riêng. * Vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây Tiến được biểu hiện qua kí ức khó phai về khung cảnh thiên nhiên và con người miền Tây trữ tình, thơ mộng. - Người đi Châu Mộc chiều sương ấy là người lính Tây Tiến, họ như đang dẫn người đọc đến với thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ, lặng tờ mang một sắc màu huyền thoại. Cảnh thơ mộng, trữ tình được nhà thơ diễn tả qua các chi tiết chiều sương giăng mắc mênh mang mờ ảo, dòng sông trôi lặng tờ đậm