Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Cà Mau (Có đáp án)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2. Nêu hiệu quả của biện phápđiệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về câu nói:
Đường mình, mình đi, mắc mớ gì cứ nhìn với ngó? (1,0 điểm)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Cà Mau (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_ngu_van_nam_2020_so_gd_va_dt.pdf
Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Cà Mau (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI THỬ TN - THPT NĂM 2020 CÀ MAU Bài thi: NGỮ VĂN Ngày thi: 09/7/2020 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát (Đề thi có 01 trang) đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, mặc dù rất tiên tiến nhưng giáo dục ở đây vẫn bị ảnh hưởng tư tưởng hơn thua của người phương Đông. Nhiều bạn trẻ Hàn Quốc đã phải tự tử vì không chịu nổi áp lực so sánh với bạn bè, theo những tiêu chuẩn thành công gì đó của cha mẹ muốn. Trong khi một đứa trẻ khác nhau là khác nhau, 7 tỷ dân trên quả đất không ai có y hệt dấu vân tay, y hệt cấu trúc gen. Đứa có 2 tỷ nơ-ron thần kinh và đứa chỉ có 1 tỷ, đứa cao đứa thấp, đứa trắng đứa đen. Trời đất đã sinh ra chúng khác nhau, hà cớ gì chỉ lấy một tiêu chuẩn để xếp loại? B không giải được bài toán đại số đó nhưng nó có giọng hát thiên phú, nó hoàn toàn có thể kiếm tiền từ đó. D không hiểu vì sao phải đạo hàm hay vẽ đồ thị f(x3) nhưng nó có thể chạy 20km không mệt. Hãy tôn trọng từng cá thể, vốn sinh ra công bằng dưới trời đất này. Đừng bao giờ so sánh chúng với ai, và chúng ta cũng vậy. Giàu, nghèo, thành đạt, hạnh phúc, chỉ là những khái niệm ĐỊNH TÍNH, vô tận vô cùng. Tôi có 3 tỷ là giàu nhưng anh kia nói chỉ có 1 trăm triệu là vương giả, năm sau tôi đạt được mức trên và giàu có bây giờ phải 10 tỷ. Tôi là Nguyễn Văn B, tôi có những giá trị riêng của tôi, "giá trị Nguyễn Văn B".Tony thường nghe câu nói cửa miệng của nhiều người "Nhìn lên thì không bằng ai, nhìn xuống cũng không ai bằng mình" Đường mình, mình đi, mắc mớ gì cứ nhìn với ngó. (Theo Thành đạt, thành công và thành gì nữa–Trích Tony buổi sáng, NXB trẻ 2014) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Nêu hiệu quả của biện phápđiệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về câu nói: Đường mình, mình đi, mắc mớ gì cứ nhìn với ngó? (1,0 điểm) Câu 4. Bài học cuộc sống mà anh/chị tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn trích? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về: Giá trị của mỗi người trong cuộc đời. Câu 2(5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về sự thay đổi của nhân vật người vợ nhặt từ khi chấp nhận theo Tràng về làm vợ trong truyện Vợ nhặt – Kim Lân. Hết
- a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ 0.25 Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. (Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc) b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giá trị của mỗi người trong 0.25 cuộc đời. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các 1.0 thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể: * Giải thích : Mỗi người đều có môt giá trị riêng, đó là ưu, khuyết điểm, là năng lực, là sở thích, cá tính đặc biệt chỉ có ở bản thân mình. * Bàn luận: - Giá trị bản thân mỗi người thể hiện ở năng lực làm việc, ở cách ứng xử với người thân, với cộng đồng. Giá trị ấy còn được thể hiện qua những đóng góp mà mỗi người dành cho gia đình, cho xã hội. - Biết được giá trị của bản thân để tự trân trọng mình và học được cách tôn trọng người khác. - Biết được giá trị bản thân để phát huy điểm mạnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém để đạt được thành công trong cuộc sống. - Phê phán: Những con người xem thường người khác, xem thường bản thân mình, sống không có mục tiêu, hoài bão, chí hướng *Nêu những bài học thiết thực cho bản thân: Cần học tập, rèn luyện để nâng cao giá trị của bản thân mình. d. Sáng tạo 0,25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0,25 câu. 2 Cảm nhận của anh/chị về sự thay đổi của nhân vật người vợ nhặt 5.0 từ khi chấp nhận theo Tràng về làm vợ trong truyện Vợ nhặt – Kim Lân. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0.25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự thay đổi của người vợ nhặt 0.5 và thái độ của nhà văn đối với con người. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: * Giới thiệu khái quát tác giả Kim Lân, tác phẩm “Vợ nhặt”, nhân vật 0.5 người vợ nhặt. * Sự thay đổi của nhân vật người vợ nhặt: 2,5