Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 3 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Có đáp án)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của áo cũ trong đoạn thơ:
Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn
Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai
Thương áo cũ như là thương ký ức
Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong hai dòng thơ:
Áo đã ở với con qua mùa qua tháng
Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương
pdf 9 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 2740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 3 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_3_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_20.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 3 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN III – NĂM HỌC 2022-2023 NGUYỄN TRÃI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi gồm 02 phần, 02 trang I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau: Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai Thương áo cũ như là thương ký ức Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay Mẹ vá áo mới biết con chóng lớn Mẹ không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim Áo con có đường khâu tay mẹ vá Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm Áo đã ở với con qua mùa qua tháng Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn Hãy biết thương lấy những manh áo cũ Để càng thương lấy mẹ của ta Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống Những gì trong năm tháng trôi qua 1963, lớp 9H (Áo cũ - Lưu Quang Vũ, Thơ tình, NXB Văn học, 2002) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của áo cũ trong đoạn thơ: Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai Thương áo cũ như là thương ký ức Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong hai dòng thơ: Áo đã ở với con qua mùa qua tháng Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương Câu 4. Nhận xét về tình cảm của tác giả được thể hiện trong bài thơ. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải trân trọng những kỷ niệm trong quá khứ. Câu 2 (5,0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài viết:
  2. SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN III – NĂM HỌC 2022-2023 NGUYỄN TRÃI MÔN: NGỮ VĂN Đáp án gồm 07 trang ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời đúng như đáp án: không cho điểm 2 Trong đoạn thơ, những từ ngữ miêu tả hình ảnh chiếc áo cũ: áo cũ, 0,75 ngắn, chỉ đứt, sờn màu, bạc vai. Hướng dẫn chấm: - Học sinh chỉ ra được bốn đến năm từ ngữ: 0,75 điểm. - Học sinh chỉ ra được hai đến ba từ ngữ: 0,5 điểm. - Học sinh chỉ ra được một từ ngữ: 0,25 điểm - Học sinh không nêu được từ ngữ nào: không cho điểm 3 - Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong hai dòng thơ: 1,0 - Biểu hiện: Từ “ở” vốn chỉ hoạt động sống của con người được dùng để nói về sự gắn bó của chiếc áo; từ “quý”, “thương” là tình cảm dành cho những sự vật có linh hồn đã được sử dụng để thể hiện tình cảm của tác giả với tấm áo. - Tác dụng: + Làm cho chiếc áo vô tri trở thành sinh thể có linh hồn, tình cảm, gắn bó thủy chung với con người, đồng thời khiến câu thơ sinh động, gợi hình biểu cảm hơn. + Từ đó nhấn mạnh tình cảm trân trọng những kỷ vật thiêng liêng của tình mẫu tử. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được chính xác như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh nêu được biểu hiện và một tác dụng: 0,5 – 0,75 điểm - Học sinh nêu biểu hiện nhưng không nêu tác dụng: 0,25 – 0,5 điểm.
  3. biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,75 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,5 điểm). Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 0,25 vấn đề nghị luận Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0,25 câu. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 2 Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đoạn 5,0 trích; từ đó, liên hệ với hình ảnh người đàn bà “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” được miêu tả trong truyện để rút ra nhận xét về sự đổi thay của nhân vật. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, 0,25 kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích diễn biến tâm trạng 0,5 và hành động của Mị trong đoạn trích. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau về nội dung: 0,5 * Giới thiệu chung - Tô Hoài là nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. - Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ sáng tác năm 1952 sau chuyến đi Tây
  4. đang tràn trề khát vọng yêu đương của tuổi trẻ. - Nhưng cũng chính lúc vùng bước đi theo tiếng sáo, sợi dây trói thắt vào tay chân đau không cựa được, Mị đành trở lại với hiện thực phũ phàng, nghiệt ngã để nhận ra tiếng chân ngựa đạp vào vách. + Tiếng chân ngựa đạp vào vách là chi tiết nghệ thuật quan trọng, góp phần thể hiện tột cùng nỗi thống khổ của kiếp dâu gạt nợ. Sau bao năm tháng chìm đắm trong khổ đau, cam chịu, bây giờ Mị đã ý thức được nỗi đau thân phận, biết thương mình để thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa. + Đặt chi tiết tiếng sáo và tiếng chân ngựa cạnh nhau, Tô Hoài đã làm sáng lên thân phận khổ đau và khát vọng tự do trong tâm hồn Mị. Nếu tiếng sáo là biểu tượng của khát vọng tự do, hạnh phúc, là rung động thiết tha của tâm hồn trẻ trung yêu đời thì tiếng chân ngựa là thực tế phũ phàng, là biểu tượng cho kiếp nô lệ, bế tắc đè nén con người bấy lâu nay. - Cả đêm hôm ấy, Mị sống trong tâm trạng đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại, chập chờn giữa tỉnh và mê: Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu tỏa. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa. Mị lúc mê, lúc tỉnh. Cô đã thức tỉnh để nhận ra những bất hạnh, những cay đắng trong thân phận dâu gạt nợ của mình. - Sự thức tỉnh thể hiện rõ hơn trong những suy nghĩ về nỗi khổ đau của bao thân phận phụ nữ Hồng Ngài lỡ sa chân vào nhà quan: + Từ thương thân, Mị nảy sinh cảm xúc thương người: Không biết bên buồng quanh đấy, các chị vợ anh, vợ chú của A Sử có còn ở nhà, không biết tất cả những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan đã được đi chơi hay là họ cũng đang phải trói như Mị. + Mị nhớ lại cái chết của người đàn bà đời trước và nảy sinh cảm giác sợ hãi: Nhớ thế, Mị sợ quá, Mị cựa quậy, xem mình còn sống hay chết. Cảm giác sợ chết là biểu hiện của niềm khát sống vừa hồi sinh trong Mị. * Đánh giá: - Từ diễn biến tâm trạng, hành động của Mị trong đoạn trích, có thể thấy những phẩm chất tốt đẹp mà sự tàn bạo của cường quyền và thần quyền không hủy diệt nổi: sức sống mãnh liệt tiềm tàng và khát vọng sống. Đó là phẩm chất của Mị nhưng cũng là vẻ đẹp tâm hồn người lao động Tây Bắc nói chung. - Những phẩm chất đó đã làm nên sự hồi sinh thức tỉnh tâm hồn Mị, là tiền đề cho cuộc vượt thoát trong đêm mùa đông. 0,25 Những đặc sắc nghệ thuật
  5. - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0,5 diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng kiến thức lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật hình tượng nhân vật; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Người ra đề và soạn đáp án: Nguyễn Thị Thu Trang Người phản biện : Đinh Thị Ngọc Vân