Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn (Có đáp án)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Theo tác giả trong lúc còn đi học bạn cần làm gì? Câu 3: Anh/ chị hiểu nghĩa câu sau như thế nào?

Đừng sợ đi đường vòng. Đừng ngại phải vẽ nên con đường chạm tới một đích đến mới.”

pdf 6 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 2120
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_truon.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NGÃI KỲ THI TIẾP CẬN THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn thi: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (Đề gồm có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Có rất nhiều người đang sống mà quên đi ước mơ của mình. Họ đi trên con đường được định sẵn mà chẳng bao giờ buồn và chất vấn về điều ấy. Bạn có chất vấn về nó. Tất cả chúng ta đều phải vẽ nên lộ trình riêng, lộ trình sẽ dẫn chúng ta đến nơi chúng ta muốn, chứ không phải nơi người khác bảo chúng ta nên đến. Bạn có thích công việc mình đang làm để mưu sinh không? Nếu câu trả lời là “không”, bạn đã đi sai đường. Bạn có hài lòng với lối sống hiện tại của mình không? Vị trí hiện tại của bạn có thể giúp ích được cho người khác không? Nếu “không” bạn đã đi sai đường. Nếu bạn bị sa thải ngay ngày hôm nay, liệu bạn có thể thành lập công ti riêng không? Nếu “không” bạn đã đi sai đường “Nếu bạn không xây dựng giấc mơ của mình thì người khác sẽ thuê bạn xây dựng giấc mơ của họ”. Câu nói này xuất phát từ tâm hồn tôi, và tôi đã khắc cốt ghi tâm nỗi đau từ chân lý của câu nói ấy. Tôi cảm thấy dù có làm việc cho người khác thì công việc đó cũng nên là công việc mà ta mơ ước. Nếu không, chúng ta nên xây dựng công việc mơ ước mà cuối cùng nó sẽ thay thế công việc thường nhật của chúng ta. Hãy để một chiếc máy tính hoặc lũ rô - bốt làm những công việc văn phòng vô nghĩa và nhàm chán. Một con người thì không nên làm một công việc vô nghĩa, nhàm chán trong thế giới này [ ]. Tôi đã từng làm nhiều công việc không cần động não và chúng chỉ làm tốn thời gian và năng lượng mà thôi. Ấy thế nhưng đó là con đường được định sẵn cho rất nhiều người trong chúng ta. [ ] Trong lúc còn đi học, bạn cũng nên dành thời gian để tự nghiệm mình. Hãy tìm hiểu bản thân. Hãy yêu lấy chính mình. Hãy vẽ nên những giấc mơ từ sâu tận đáy trái tim. Hãy chất vấn về con đường được định sẵn. Đừng sợ đi đường vòng. Đừng ngại phải vẽ nên con đường chạm tới một đích đến mới. (Tony A.Gaskins, Phạm Trần Thoại Như dịch – “The Dream Chaser”, NXB Dân Trí, tr.11) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2: Theo tác giả trong lúc còn đi học bạn cần làm gì? Câu 3: Anh/ chị hiểu nghĩa câu sau như thế nào? “Đừng sợ đi đường vòng. Đừng ngại phải vẽ nên con đường chạm tới một đích đến mới.” Câu 4: Anh (chị) có đồng tình với quan điểm của tác giả “Hãy vẽ nên những giấc mơ từ sâu tận trái tim” không? Vì sao?
  2. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI KÌ THI TIẾP CẬN TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN – Năm học 2021-2022 (Đáp án- Thang điểm có 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu văn bản 3,0 1 - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5 Hs trả lời như đáp án đạt 0,5 điểm 2 - Theo tác giả trong lúc còn đi học bạn cần: dành thời gian để tự nghiệm mình. Hãy tìm hiểu bản thân. Hãy yêu lấy chính mình. Hãy vẽ nên những giấc mơ từ sâu tận đáy trái tim. Hãy chất vấn về con đường được định sẵn. Đừng sợ đi đường vòng. Đừng ngại phải vẽ nên con đường chạm tới một 0,5 đích đến mới. Hs trả lời như đáp án đạt 0,5 điểm Hs trả lời được 1/2 ý là 0,25 điểm Câu nói: “Đừng sợ đi đường vòng. Đừng ngại phải vẽ nên con đường chạm 3 tới một đích đến mới.” -> Lời khuyên : đừng sợ khó khăn, trở ngại; mỗi chúng ta cần mạnh dạn 0,5 chủ động trong việc tìm ra những hướng đi mới, và riêng để đạt được thành công 0,5 Hs trả lời được 1/2 ý là 0,5 điểm Hs trả lời giống đáp án là 1,0 điểm 4 Đây là câu hỏi mở thí sinh có thể trả lời đồng tình, hoặc không đồng tình. Điều cơ bản là thí sinh phải lí giải sao cho hợp lí . Có thể theo hướng sau: đồng tình (0,25 điểm ) Vì : Giấc mơ chính là những hoài bão, khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp mà con người vạch ra để có động lực phấn đấu. Trong quá trình thực hiện giấc mơ có rất nhiều khó khăn và trở ngại, vì vậy mỗi người cần thực hiện giấc mơ 1.0 với sự đam mê, nhiệt huyết thật sự của bản thân mới có thể thực hiện được giấc mơ đó của mình. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục( 0,75 điểm) - Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Từ đoạn ngữ liệu ở phần Đọc- hiểu, anh/ chị viết một đoạn văn ngắn II 1 (khoảng 200 chữ) nói lên suy nghĩ bản thân về sự cần thiết của tính chủ 2,0 động để có thể ‘‘vẽ nên lộ trình riêng cho mình” trong tương lai. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng 0,5 - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25
  3. 2. Thí sinh biết xây dựng được những luận điểm, biết chọn lựa dẫn chứng và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ từng luận điểm. 3. Biết vận dụng các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận. B. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần làm rõ được các ý chính sau: B. Yêu cầu về nội dung: 1. Mở bài: 0.5 - Giới thiệu được vấn đề nghị luận. 2. Thân bài: 3,0 2.1. Giới thiệu khái quát chung: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm Trường ca “Mặt đường khát vọng” (hoàn 0.5 cảnh ra đời, mục đích sáng tác, ), vị trí của đoạn trích, 2.2. Phân tích đoạn thơ: a. Cảm nhận về đất nước hướng đến tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” trên phương diện văn hóa -“Đất Nước của ca dao thần thoại”. Nhắc đến ca dao thần thoại, ta lại càng 0,5 nhớ đến nhân dân, vì hơn ai hết, nhân dân lại là người sáng tạo ra văn hóa dân gian. Đất nước của “ca dao thần thoại” nghĩa là Đất Nước đẹp như vầng trăng cổ tích, ngọt ngào như ca dao, như nguồn sữa mẹ nuôi ta lớn nên người. Và không phải ngẫu nhiên tác giả nhắc tới hai thể loại tiêu biểu nhất của văn học dân gian. +“Thần thoại” thể hiện cuộc sống qua trí tưởng tượng bay bổng của nhân dân. +Còn “ca dao” bộc lộ thế giới tâm hồn của nhân dân với tình yêu thương, với sự lãng mạn cùng với tinh thần lạc quan. + Đó là những tác phẩm do nhân dân sáng tạo, lưu truyền và có khả 0,5 năng phản chiếu tâm hồn, bản sắc dân tộc một cách đậm nét nhất. - Và khi nói đến “Đất nước của Nhân dân” một cách tự nhiên, tác giả trở về với cội nguồn phong phú đẹp đẽ của văn hóa, văn học dân gian mà tiêu biểu là trong ca dao. Ở đây, tác giả chỉ chọn lọc ba câu ca dao tiêu biểu để nói về ba phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân tộc:“Dạy anh dài lâu” + Ở phương diện thứ nhất, Nguyễn Khoa Điềm nhấn mạnh về tình cảm thủy chung trong tình yêu của con người Việt Nam. + Ở phương diện thứ hai, Nhân dân gìn giữ và truyền lại cho ta quan niệm sống đẹp đẽ, sâu sắc. +Ở phương diện thứ ba, nhân dân đã dạy ta phải biết quyết liệt trong 0,5 căm thù và chiến đấu - Đoạn trích khép lại tư tưởng đất nước nhân dân nhưng lại ngời lên trăm dáng, trăm màu của dòng sông văn hóa, đậm đà hương sắc dân gian, linh hồn Việt -> Từ đó có thể khẳng định: nhân dân đã làm ra văn hóa, làm ra đất nước bằng chính tinh cách, lẽ sống tâm hồn con người Việt Nam.