Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Câu 1 (2.0 điểm)

Anh/chị sẽ làm gì để khẳng định“giá người” của bản thân? Hãy viết trong 1 đoạn văn nghị luận ngắn khoảng 200 từ.

pdf 5 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 2960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Ninh Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_1_mon_ngu_van_nam_2020_so_gd_va.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

  1. SỞ GDĐT NINH BÌNH ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA LẦN THỨ I NĂM HỌC 2019 – 2020 ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian 120 phút không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm 06 câu, trong 01 trang Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: GIÁ NGƯỜI Giá người là một vật kiếm được bởi sự coi trọng người khác. Phàm người ai cũng thích có giá; mà nói chung ai cũng có lúc được có giá. Giá người, ai cũng có: mà rộng hay hẹp, lâu hay ngắn, thì đó là chỗ người ta hơn kém nhau. Trong nhà người ốm thì ông thầy thuốc có giá; trong đám hội chùa thì ông sư có giá; trong bàn xóc đĩa thì ông mở bát có giá; trong đám mổ lợn thì ông cầm dao bầu có giá; sông to sóng cả khách lạ trời chiều, bến vắng đò thưa, một chiếc thuyền nan thì cô lái có giá. Đình đám ai giá người ấy, giá ai đình đám ấy. Giá ông mở bát thì trong bàn xóc đĩa; ngoài bàn xóc đĩa thì ông mở bát không có giá. Xóc đĩa tan bàn thì hết giá ông mở bát. Giá ông cầm dao bầu, chỉ trong đám mổ lợn; ngoài đám mổ lợn ông dao bầu không có giá. Thịt lợn đã lên đĩa, cũng hết giá ông dao bầu. Mấy cái kia đại khái cũng như thế. Dẫu rộng, hẹp, lâu, chóng, hoặc có hơn kém nhau ít nhiều nhưng tự người quân tử coi xem, chỉ như thanh đóm ướt tẩm dầu tây, sáng không được bao nhiêu mà thì giờ rất ngắn ngủi. Ông Mạnh Tử thưa vua Tề Tuyên có nói rằng “Xin vua đừng thích cái sự mạnh bạo nhỏ”. Ta cũng muốn người đời đừng thích cái giá nhỏ. (Theo Tản Đà – SGK Ngữ Văn 11 Nâng cao, tập 2, Tr74, NXBGD) Câu 1: Chỉ ra phong cách ngôn ngữ chính của văn bản trên? Câu 2: Tác giả so sánh điều gì với hình ảnh: “như thanh đóm ướt tẩm dầu tây, sáng không được bao nhiêu mà thì giờ rất ngắn ngủi”? Câu 3: Qua phần lấy ví dụ minh chứng, Tản Đà muốn nói điều gì? Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về lời khuyên của Mạnh Tử đối với vua Tề Tuyên? Phần II. Làm văn (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Anh/chị sẽ làm gì để khẳng định“giá người” của bản thân? Hãy viết trong 1 đoạn văn nghị luận ngắn khoảng 200 từ. Câu 2 (5.0 điểm) Hãy làm sáng tỏ tư tưởng Đất nước của nhân dân của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn văn bản sau:
  2. bài, Kết bài (Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề). b. Triển khai vấn đề Thí sinh vận dụng tốt các thao tác yêu cầu của bài văn nghị luận. Trong bài làm cần đảm bảo các ý cơ bản sau: * Giới thiệu vấn đề: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích. 0,5 * Giải quyết vấn đề - Nhận xét khái quát tư tưởng đất nước của nhân dân của Nguyễn Khoa Điềm: 0,25 + Tư tưởng có sự kế thừa nhưng sáng tạo theo cách thể hiện riêng, độc đáo; + Quan niệm Đất nước là những gì gần gũi, thân quen. Đất nước 0,25 nằm trong nếp cảm, nếp nghĩ của con người; + Đất nước do nhân dân làm nên, vì nhân dân mà chiến đấu. 0,25 Trân trọng Đất nước trước hết là trân trọng những con người bình thường – người dân đã lao động/chiến đấu giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. - Phân tích, chứng minh làm rõ tư tưởng qua đoạn thơ: + Nhìn nhận về chiều dài lịch sử, Nguyễn Khoa Điềm tỏ lòng trân trọng và ghi nhận sự hy sinh, cống hiến thầm lặng của lớp 0,75 lớp người dân sống giản dị - chết bình tâm, không để lại một dòng tên trong lịch sử (không ai nhớ mặt, đặt tên); + Phát hiện, đề cao và ca ngợi tinh thần lao động không biết mệt 0,75 mỏi/sức sáng tạo không ngừng nghỉ/ý chí chiến đấu bất khuất của người dân để xây dựng, giữ gìn, phát huy phong tục tập quán, bản sắc văn hóa ngàn đời của dân tộc; 0,5 - Nghệ thuật: Lời thơ ít dụng công về nghệ thuật, mộc mạc như lời tâm sự; điệp cú pháp (Họ/giữ .Họ/truyền .) nhằm nhấn mạnh ý, tạo sự lắng đọng. - Bình luận, mở rộng vấn đề: + Tư tưởng tiến bộ, tích cực, khẳng định bản chất cốt lõi của Đất 0,25 nước (Đất nước của dân, do dân, vì dân); +Truyền thống của dân tộc là lời gợi nhắc, thức tỉnh con cháu 0,25 tiếp bước cha ông sống và chiến đấu; + Cách thể hiện tư tưởng sáng tạo, sâu sắc: ++ Khám phá, chỉ ra điều lớn lao trong cái bình thường nhất; 0,25 ++ Dùng chất liệu phông văn hóa dân gian để phác họa diện mạo 0,25 Đất nước. → Hình ảnh Đất nước vừa thiêng liêng vừa bình dị. Hồn cốt dân tộc được hiện thân trên mọi bình diện. * Kết thúc vấn đề: Khái quát vấn đề. 0,5 * Lưu ý: Giám khảo linh hoạt vận dụng Hướng dẫn chấm và biểu điểm. Thưởng điểm cho bài làm có tính sáng tạo khi bài chưa đạt số điểm tối đa. 2