Đề khảo sát chất lượng thi THPT Quốc gia lần 1 môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Đồng Đậu (Có đáp án)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống?
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng thi THPT Quốc gia lần 1 môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Đồng Đậu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_thi_thpt_quoc_gia_lan_1_mon_ngu_van_n.pdf
Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng thi THPT Quốc gia lần 1 môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Đồng Đậu (Có đáp án)
- TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU MA TRẬN ĐỀ KSCL LẦN 1 KHỐI 12 NĂM HỌC 2019-2020 ; MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề. I. MỤC TIÊU KIỂM TRA - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12 theo hai nội dung Đọc hiểu, Làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. Từ đó đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh đầu năm lớp 12; nhằm giúp các em ôn tập tốt hơn để đạt hiệu quả cao trong kì thi THPT QG năm học 2019-2020 - Trọng tâm: cụ thể đề kiểm tra nhằm đánh giá mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng của học sinh theo các chuẩn sau: + Vận dụng tổng hợp kiến thức đã học để đọc hiểu văn bản. + Vận dụng kiến thức làm bài văn nghị luận, kết hợp các thao tác lập luận để tạo lập văn bản nghị luận. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Thời gian làm bài: 120 phút III. KHUNG MA TRẬN Mức độ cần đạt Nội dung Vận Vận Thông Tổng số Nhận biết dụng dụng hiểu cao I. - Ngữ liệu: Chỉ ra quan - Hiểu và PHẦN Văn bản thông tin điểm của tác lý giải ĐỌC /văn bản chính giả trong Hiểu được vấn HIỂU luận đoạn trích. được ý đề trong -Tiêu chí lựa chọn nghĩa văn bản ngữ liệu: của câu - Lý giải + 01 đoạn trích/ văn văn được vấn bản hoàn chỉnh trong đề để từ đó + Độ dài khoảng văn bản đề xuất 150-500 chữ. những giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống. Tổng Số câu 1 1 2 4 Số điểm 0,5 0,5 2,0 3,0 Tỉ lệ % 5% 5% 20% 30%
- SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KSCL THPT QUỐC GIA LẦN 1 - LỚP 12 TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (Đề thi có 02 trang) Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình. Tôi xin chia sẻ với các bạn câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời. Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K.Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”. Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công. (Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39,40) Câu 1. Chỉ ra mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” được nêu trong đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Theo anh/ chị, “suy nghĩ tích cực về thất bại” được nói đến trong đoạn trích được hiểu là gì? (0,5 điểm) Câu 3. Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì? (1,0 điểm) Câu 4. Anh/ chị có cho rằng trong cuộc sống thất bại luôn “là cái cớ để ta chần chừ” không? Vì sao? (1,0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống?
- TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU HƯỚNG DẪN CHẤM KSCL LẦN 1 KHỐI 12 NĂM HỌC 2019-2020 - MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) I. LƯU Ý CHUNG: - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm để đánh giá chính xác giá trị của từng bài viết. Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có nhiều cách khác nhau để khai thác đề song phải đảm bảo yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Thí sinh có cách làm bài riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, diễn đạt tốt, vẫn cho điểm tối đa. Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm. II. ĐÁP ÁN: Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để 0,5 học hỏi và hoàn thiện bản thân. 2 “Suy nghĩ tích cực về thất bại” được nói đến trong đoạn trích được 0,5 hiểu là: Thất bại không phải là bước cản mà là động lực để đi tới thành công. 3 Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng: 1,0 + Nhấn mạnh ý nghĩa tích cực của thất bại đối với thành công của mỗi người. + Câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long đều là người thật, việc thật được nhiều người biết đến như những “tấm gương sống” nên có giá trị thuyết phục cao cho luận điểm được nêu. 4 Học sinh có thể đưa ra quan điểm cá nhân, đồng tình hoặc không đồng tình nhưng phải lý giải vì sao. 1,0 Gợi ý: - Trong thực tế cuộc sống thất bại nhiều khi đúng là “cái cớ để ta chần chừ”. Vì nhiều người thường chùn bước trước khó khăn, cản trở hay vấp ngã; không tự tin vào năng lực bản thân; thấy chán nản, - Tuy nhiên Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công. Vì: + Không có con đường nào đi tới thành công mà dễ dàng, luôn có những khó khăn thử thách nếu ta coi thất bại chỉ như một thử thách, ranh giới cần vượt qua; + Thực tế chứng minh nhiều người thành công sau thất bại;
- e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Có cách 0,25 diễn đạt mới mẻ 2 Cảm nhận 16Tđoạn mở đầu bản “Tuyên16T42 ngôn Độc lập” 16T42 của Chủ 5,0 Tịch Hồ Chí Minh, từ16T đó làm sáng tỏ ý42T kiến về đoạn văn đó42T . a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, 0,25 kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đoạn mở đầu Tuyên ngôn 0,5 Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận (đặc biệt là thao tác phân tích ); kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể triển khai bài làm theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo những nội dung chính sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn mở đầu bản 0,5 “Tuyên ngôn Độc lập”. * Giải thích ý kiến: 0,5 - khéo léo: biết có những cử chỉ, hành động, lời lẽ thích hợp làm người khác vừa lòng, để đạt được kết quả như mong muốn trong quan hệ đối xử. - kiên quyết: tỏ ra hết sức cứng rắn, quyết làm bằng được điều đã định, dù khó khăn trở ngại đến mấy cũng không thay đổi - hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc: chứa đựng một nội dung ý nghĩa nào đó ở bên trong, chứ không diễn đạt trực tiếp => Ý kiến khẳng định nghệ thuật viết văn, nghệ thuật trích dẫn của Bác rất tài tình, chứa đựng nội dung tư tưởng sâu sắc. * Phân tích làm sáng tỏ đoạn mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” 2,0 của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được viết vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc”. - Vừa khéo léo vừa kiên quyết: + Nhiệm vụ của phần mở đầu một bản Tuyên ngôn là nêu nguyên lí làm cơ sở tư tưởng cho toàn bài. Nguyên lí của Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc. Nhưng ở đây Bác không nêu trực tiếp nguyên lí ấy mà lại dựa vào hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 để khẳng định "Quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do" của tất cả các dân tộc trên thế giới. Đây chính là nghệ thuật "Lấy gậy ông đập lưng ông". + Bác đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của tổ tiên người Mĩ, người Pháp đã ghi lại trong hai bản Tuyên ngôn từng làm vẻ vang cho truyền thống tư tưởng và văn hóa của những dân tộc ấy. Cách viết như thế là vừa khéo léo vừa kiên quyết: