Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 12 năm 2023 - Sở GD và ĐT Hải Phòng (Có đáp án)

Câu 1. Theo bài thơ, người cha “nói với con” ở thời điểm nào?

Câu 2. Trong bài thơ, người cha nhắc con “không bao giờ được quên” điều gì và “phải quên ngay” điều gì?

Câu 3. Những câu thơ dưới đây khiến anh/chị hiểu như thế nào về điều người cha muốn nói với con ?

Người thật sự giỏi phải lẫn vào đám đông Chứ không nổi bần bật như con công sặc sỡ

pdf 7 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 1840
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 12 năm 2023 - Sở GD và ĐT Hải Phòng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_lop_12_nam_2023_so_gd_va.pdf

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 12 năm 2023 - Sở GD và ĐT Hải Phòng (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 NĂM 2023 TRƯỜNG THPT BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang) I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc bài thơ: NÓI VỚI CON NGÀY TỐT NGHIỆP Nhớ nhé, chàng trai của papa, Hôm nay là dòng sông, ngày mai là biển rộng Nếu dám bước qua đám đông hỗn loạn Sẽ thấy được chân trời Không bao giờ được quên ơn ai Nhưng phải quên ngay điều vừa làm vui người khác Người thật sự giỏi phải lẫn vào đám đông Chứ không nổi bần bật như con công sặc sỡ Nếu đang còn nghèo thì cũng đừng nên sợ Vì nghèo ở đâu, là giàu ở đó Còn định quyết đi theo nghiệp chữ Đừng bằng lòng làm người trung bình, buồn lắm nhé, con. (Trần Hữu Việt, Thơ Hữu Việt: Đừng bằng lòng làm người trung bình, buồn lắm nhé, con!,nguồn : ,13.04.2022) Thực hiện các yêu cầu : Câu 1. Theo bài thơ, người cha “nói với con” ở thời điểm nào? Câu 2. Trong bài thơ, người cha nhắc con “không bao giờ được quên” điều gì và “phải quên ngay” điều gì? Câu 3. Những câu thơ dưới đây khiến anh/chị hiểu như thế nào về điều người cha muốn nói với con ? Người thật sự giỏi phải lẫn vào đám đông Chứ không nổi bần bật như con công sặc sỡ Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về người cha trong bài thơ? II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hành động của tuổi trẻ để đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm)
  2. KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 MÔN: NGỮ VĂN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Theo bài thơ, người cha “nói với con” trong ngày con tốt nghiệp. 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu như đáp án hoặc diễn đạt tương tự: 0,75 điểm. - Học sinh nêu không đúng đáp án, diễn đạt không hợp lí: 0 điểm. 2 Trong bài thơ, người cha nhắc con “không bao giờ được quên ơn ai” 0,75 và “phải quên ngay điều vừa làm vui người khác”. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh nêu được một ý: 0,5 điểm. - Học sinh nêu không đúng : 0 điểm 3 Những câu thơ : “ Người thật sự giỏi phải lẫn vào đám đông/ Chứ 1,0 không nổi bần bật như con công sặc sỡ” là lời nhắc của người cha đối với con : người giỏi thật sự là người biết khiêm tốn, khiêm nhường, hòa đồng (“lẫn vào đám đông” ) , chứ không phải là kẻ chỉ biết khoe khoang, phô diễn vẻ bề ngoài màu mè, hình thức (“như con công sặc sỡ”) Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được cách hiểu hợp lí hoặc có cách diễn đạt tương đương:1,0 điểm. - Học sinh nêu được 1/2 ý của đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh diễn đạt chưa rõ ý : 0,25 điểm 4 - Nhận xét về người cha : là người có lòng yêu thương con , là 0,5 người sâu sắc, nhiều trải nghiệm với những lời khuyên đúng đắn, quý giá, kịp thời. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu nhận xét hợp lí: 0,5 điểm. - Học sinh chỉ nêu được một ý : 0,25 điểm. Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các từ ngữ/cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về hành động 2,0 của tuổi trẻ để đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Suy nghĩ về hành động của tuổi trẻ để đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75
  3. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu 0,25 điểm. 2 Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sông Hương trong đoạn trích 5,0 trên.Từ đó, nhận xét “cái tôi” trữ tình của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bài bút kí. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên.Từ đó, nhận xét “cái tôi” trữ tình của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bài bút kí. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn 0,5 trích (0,25 điểm). * Cảm nhận về hình tượng sông Hương trong đoạn trích 2,25 - Vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế + Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế càng duyên dáng, vui tươi được nhân hóa mang tâm trạng như con người. Khi biết đã tìm đúng đường để về gặp thành phố thân yêu, sông Hương vui tươi lên hẳn lên giữa biền bãi vùng ngoại ô Kim Long. Sông Hương lúc này đã là một cô gái có tâm hồn, ý thức tìm được chính mình, đi tìm tình yêu đích thực của mình để được ôm ấp trong lòng một cố đô cổ kính. + Giữa lòng thành phố, sông Hương mang vẻ đẹp cổ kính Nhà văn so sánh sông Hương với sông Xen của Pa-ri và sông Đa- nuýp của Bu-đa-pét để thấy vẻ đẹp riêng của dòng sông Hương là nó thuộc về một thành phố duy nhất và chỉ một mình nó còn nằm trong tổng thể một đô thị cổ. Nó trôi đi bên cạnh những cây đa cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít, mà ở đó vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ. Vẻ đẹp cổ kính ấy của Huế, của sông Hương “không có một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được”. + Sông Hương còn có vẻ đẹp sâu lắng, trầm mặc, thơ mộng với dòng chảy chậm rãi. Đặc điểm dòng chảy chậm ấy được nhà văn lí giải từ nhiều góc nhìn khác nhau. Từ đặc điểm địa lí tự nhiên thì những chi lưu tỏa ra khắp phố thị cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông
  4. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 Hết