Đề khảo sát chất lượng lần 2 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Quế Võ số 1 (Có đáp án)

Câu 4. (1.0 điểm) Anh/ Chị hiểu nội dung những câu thơ sau như thế nào?

Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành “Tuổi của mụ” con nằm tròn bụng mẹ

Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ

Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi...

pdf 6 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 3180
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng lần 2 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Quế Võ số 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_lan_2_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2019.pdf

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng lần 2 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Quế Võ số 1 (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1 BÀI THI: Môn Ngữ Văn 12 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ Vô tư quá để bây giờ xao xuyến Bèo lục bình mênh mang màu mực tím Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông Ta lớn lên bối rối một sắc hồng Phượng cứ nở hoài như đếm tuổi Như chiều nay, một buổi chiều dữ dội Ta nhận ra mình đang lớn khôn Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng Rút những cọng rơm vàng về kết tổ Đã dạy ta với cánh diều thơ nhỏ Biết kéo về cả một sắc trời xanh Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành “Tuổi của mụ” con nằm tròn bụng mẹ Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi (Trích Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. (0.5 điểm) Tìm những hình ảnh đẹp đẽ của những năm tháng tuổi trẻ được tác giả nhắc đến trong đoạn trích. Câu 3. (1.0 điểm) Chỉ ra và phân tích hiệu quả của phép điệp trong hai khổ thơ cuối của đoạn trích. Câu 4. (1.0 điểm) Anh/ Chị hiểu nội dung những câu thơ sau như thế nào? Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành “Tuổi của mụ” con nằm tròn bụng mẹ Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm ) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống.
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT LẦN 2 MÔN NGỮ VĂN 12 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1. (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: biểu cảm. - Điểm 0,5: Trả lời đúng theo ý trên. - Điểm 0,25: Trả lời thừa phương thức biểu đạt. - Điểm: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 2. (0,5 đ) Những hình ảnh đẹp đẽ của năm tháng tuổi trẻ: màu mực tím, nét chữ thiếu thời, bối rối sắc hồng, hoa phượng - Điểm 0,5: Trả lời theo yêu cầu - Điểm 0,25: Trả lời được 1/2 những hình ảnh trên - Điểm 0: không trả lời Câu 3. (1,0 đ) - Phép điệp từ: “Biết ơn” - Tác dụng: + giúp cho lời thơ giàu nhạc điệu + nhấn mạnh sự thức nhận và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ với những gì bé nhỏ gần gũi, với mẹ đã giúp mình lớn khôn và biết trân trọng tuổi trẻ. - Điểm 1,0 : Trả lời đủ ý trên. - Điểm 0,5: Được ½ các ý trên. - Điểm 0,25: Được 1 ý hoặc câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 4. (1,0 điểm) - Tấm lòng biết ơn của nhà thơ đối với mẹ: công ơn mang nặng, chở che, yêu thương của mẹ từ khi con nằm trong bụng mẹ. Mẹ cũng là người nuôi dưỡng nâng niu ước mơ tuổi trẻ của con. - Cuộc đời của con: “tuổi mụ”, tuổi thơ, tuổi trẻ đều đẹp hơn và đáng trân trọng hơn vì có mẹ , để con biết yêu thương trân trọng tất cả, để những tháng ngày trong cuộc đời đều có ý nghĩa - Điểm 1,0 : Trả lời đủ ý trên. - Điểm 0,5: Được ½ các ý trên. - Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) I. Yêu cầu chung: Thí sinh phải biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. II. Yêu cầu cụ thể: 1) Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận (0, 25 điểm): - Điểm 0,25 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. Phần Mở đoạn biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân đoạn biết tổ chức thành nhiều câu văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết đoạn khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
  3. a, (0,5 điểm) Giới thiệu: Tác giả, tác phẩm, và đoạn trích – Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ những năm chống Mĩ; với phong cách thơ: Giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận. – Đất Nước thuộc phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng, là những cảm nhận mới mẻ, độc đáo về Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. – Hai đoạn thơ : + Đoạn một thuộc phần đầu của đoạn trích Đất Nước, là nững phát hiện mới mẻ của nhà thơ về Đất nước + Đoạn hai thuộc phần hai của bài Đất Nước là cao điểm hội tụ của cảm xúc trữ tình với tư tưởng Đất nước của nhân dân b, Cảm nhận đoạn thơ (2,5 điểm) b1. (1.25 điểm) Cảm nhận đoạn thơ thứ nhất * Nội dung (1.0 điểm) – Đất nước khởi nguồn từ những gì gần gũi dung dị, đời thường và có từ xa xưa: + Đất Nước hiện lên qua câu chuyện cổ tích mẹ kể – có từ rất xưa rồi + Đất Nước gắn liền với miếng trầu bà ăn – gắn với thuần phong mĩ tục. + Đất nước gắn với truyền thống yêu nước + Đất Nước có trong búi tóc của mẹ – thói quen hàng ngày của những người phụ nữ VN ngày xưa. + Đất Nước gắn với gừng cay, muối mặn – những gia vị hàng ngày rất quen thuộc nhưng cũng là lối sống tình nghĩa thủy chung của con người. + Đất Nước hiện hình trong mái nhà lá đơn sơ, trong những sự vật gần gũi: cái kèo, cái cột + Đất nước gắn với truyền thống lao động cần cù: hạt gạo một nắng hai sương. * Sự độc đáo trong nghệ thuật thể hiện (0.25 điểm): – Đoạn thơ có sự đan dệt của những ca dao, tục ngữ, hàng loạt truyện cổ và vô vàn những tập quán, phong tục một cách sáng tạo - Một đoạn thơ ngắn nhưng gợi dậy biết bao nét văn hóa và văn học dân gian quen thuộc. - Lời thơ giàu chất liệu văn hoá dân gian, tạo một không gian nghệ thuật vừa gần gũi thân quen thuộc vừa bay bổng sâu xa. b2. (1.25 điểm) Cảm nhận đoạn thơ thứ hai * Nội dung (1.0 điểm) Đoạn thơ tác giả đã biểu dương, ngợi ca vai trò của lịch sử, sức mạnh lớn lao kì diệu của nhân dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước – Trong sự nghiệp dựng nước, nhân dân là người kiến tạo và bảo tồn những giá trị văn hoá tinh thần, truyền thống của dân tộc. Nhân dân là người đã tạo nên văn minh vật chất, văn minh tinh thần ( truyền hạt lúa, truyền lửa, truyền tiếng nói dân tộc). . Nhân dân cũng chính là người góp phần mở mang bờ cõi Đất Nước, khai sông, lấn biển qua mỗi chuyến di dân đầy gian khổ + Cách dung từ họ: đại từ xưng hô số nhiều chỉ nhân dân – những con người bé nhỏ, bình thường thuộc đám đông trong xã hội, chứ không phải là các cá nhân anh hùng + Hệ thống các từ: giữ, truyền, gánh, đắp, be được sử dụng đan dày trong đoạn thơ ghi nhận sự đóng góp lớn lao của nhân dân đối với sự nghiệp kiến quốc. Nhân dân,